Kiến Thức Nông Nghiệp

Kiến thức cơ bản về dinh dưỡng cây trồng

16/08/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Trong canh tác nông nghiệp, dinh dưỡng cho cây trồng là 1 phạm trù tương đối rộng, bao hàm rất nhiều vấn đề khác nhau. Tuy nhiên, tựu chung lại, một số trọng tâm mà chúng ta cần lưu ý là: chẩn đoán chính xác tình trạng dinh dưỡng của cây, cây có hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết không? Hay bị thiếu hụt hoặc dư thừa chất nào? Nguyên nhân của rối loạn dinh dưỡng? Để từ đó tìm biện pháp khắc phục hoặc bổ sung dưỡng chất kịp thời cho cây.

Vào những năm 1960, tầm quan trọng của 3 chất dinh dưỡng đa lượng gồm Đạm (N), Lân (P) và Kali (K) đối với cây trồng đã được giới khoa học công nhận và áp dụng vào canh tác. Về sau, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, vai trò của các chất trung lượng (S, Mg, Ca, Si) và các chất vi lượng (Cu, Zn, Fe, B, Mn, Co…) cũng được phát hiện và sử dụng cho cây trồng. Theo đó, bất kỳ sự thiếu hụt hoặc dư thừa 1 trong số các dưỡng chất đều tác động đáng kể đến quá trình trao đổi chất, cấu tạo tế bào, các hoạt động sinh lý, sức đề kháng và quan trọng nhất là năng suất cùng với chất lượng nông sản.

dinh duong cay trong

Các chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây trồng.

1. Phân biệt dinh dưỡng đa lượng và dinh dưỡng vi lượng

"Chất dinh dưỡng đa lượng" và "chất dinh dưỡng vi lượng" là hai trong số những thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực dinh dưỡng thực vật.

  • Chất dinh dưỡng đa lượng: là những chất mà cây trồng cần hấp thụ với lượng lớn để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển, bao gồm: Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Bên cạnh đó, những chất này còn có nhiệm vụ bù đắp những hư tổn, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cây trồng. Ngoài ra còn có nhóm chất đa lượng phụ (hay còn gọi là trung lượng) bao gồm: Canxi (Ca), Magie (Mg) và Lưu huỳnh (S).
  • Chất dinh dưỡng vi lượng: là các chất mà cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ để hoàn thiện các chức năng sinh lý học và duy trì sức khỏe, bao gồm: Bo (B), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Coban (Co), Mangan (Mn), Molypden (Mo) và Kẽm (Zn). Chất dinh dưỡng vi lượng đôi khi còn được gọi là nguyên tố phụ hoặc nguyên tố vết.

>>> Xem thêm: Vai trò của mỗi chất dinh dưỡng đa lượng, vi lượng đối với cây trồng.

2. Khả năng di chuyển của các chất dinh dưỡng trong cây trồng

Khả năng di chuyển chất dinh dưỡng ở cây trồng có ảnh hưởng trực tiếp đến việc chẩn đoán và nhận biết cây thiếu hoặc thừa dinh dưỡng nào bằng cách quan sát lá cây. Vậy khả năng di chuyển từng chất dinh dưỡng trong cây diễn ra như thế nào?

>>> Xem thêm: Khả năng di chuyển và vai trò của các chất dinh dưỡng bên trong cây trồng.

3. Phương pháp chẩn đoán vấn đề dinh dưỡng ở cây trồng

Chúng ta thường có thói quen quan sát các biểu hiện bất thường trên lá, thân, hoa, quả,... để phán đoán tình trạng dinh dưỡng ở cây. Tuy nhiên, mức độ chính xác của cách làm này không cao. Thay vào đó, phân tích mẫu đất và phân tích mô thực vật mới là phương pháp chẩn đoán vấn đề dinh dưỡng ở cây trồng chính xác nhất.

  • Phương pháp phân tích mẫu đất: cần được tiến hành trước khi bón phân. Dựa trên kết quả phân tích, chúng ta sẽ biết được nồng độ của mỗi chất dinh dưỡng trong đất để từ đó bón đúng loại phân. Tuy nhiên, số liệu phân tích đất không phản ảnh được sự thiếu hụt dinh dưỡng ở cây, chỉ có phân tích mô lá mới cung cấp được thông tin này.
  • Phân tích mô lá: giúp chúng ta biết tình trạng dinh dưỡng hiện tại bên trong cơ thể cây, cây hấp thụ đủ chất nào và chất nào còn thiếu. Tuy nhiên, phân tích mô lá không xác định được nguyên nhân tại sao cây lại thiếu chất dinh dưỡng đó.

Nếu muốn ngăn ngừa sự thiếu hụt dinh dưỡng, chúng ta cần phân tích mẫu đất để có kế hoạch bón phân hợp lý. Trong trường hợp sự thiếu hụt đã xảy ra thì cần tiến hành cùng lúc phân tích mô lá và phân tích mẫu đất để chẩn đoán vấn đề một cách chính xác nhất.

>>> Xem thêm: Những điều cần biết về phương pháp chẩn đoán vấn đề dinh dưỡng ở cây trồng.

4. Rối loạn dinh dưỡng ở cây trồng

Rối loạn dinh dưỡng là tình trạng cây bị thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng so với mức cần thiết. Tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân rối loạn, trên cây trồng sẽ xuất hiện các triệu chứng khác nhau.

Một số triệu chứng cơ bản khi cây bị rối loạn dinh dưỡng là:

  • Vàng lá (chlorosis) - Toàn bộ hoặc chỉ những lá nằm riêng lẻ bị chuyển sang màu vàng. Biểu hiện úa vàng ở phần thịt lá nằm giữa các đường gân hay bao phủ trọn bề mặt lá.
  • Hoại tử – Tức là chết mô thực vật. Mô chết chuyển thành màu nâu hoặc đen. Mô bị hoại tử thường nằm ở đầu hoặc mép lá, đôi khi là những đốm đen trên lá và trên quả.
  • Mất màu hoặc đổi màu – Lá và thân cây bị mất màu hoặc đổi màu nhưng không phải do úa vàng. Lúc này, lá và thân có thể chuyển sang màu tím, đỏ, xanh đậm hoặc mất màu (trắng nhợt nhạt),...
  • Biến dạng – Lá hoặc quả phát triển không bình thường.
  • Hình dạng và vị trí của các triệu chứng rối loạn dinh dưỡng là chìa khóa để xác định vấn đề cây đang mắc phải.

Vậy nguyên nhân nào khiến cây trồng rối loạn dinh dưỡng và triệu chứng rối loạn dinh dưỡng thường xuất hiện ở bộ phận nào?

>>> Xem thêm: Nguyên nhân và triệu chứng rối loạn dinh dưỡng ở cây trồng.

5. Vai trò dinh dưỡng trong phòng ngừa bệnh cho cây

Quản lý dinh dưỡng hợp lý giúp phát triển, cải thiện sức khỏe tổng thể của cây trồng, tăng cường hệ miễn dịch, giảm nguy cơ mắc sâu bệnh và nâng cao chất lượng nông sản.

Thiếu hụt dinh dưỡng hay dư thừa dinh dưỡng đều đe dọa nghiêm trọng đến sức sống của cây. Điểm mấu chốt ở đây là, việc đảm bảo dinh dưỡng cho cây, không chỉ đơn thuần là bón phân mà còn phải duy trì nguồn dinh dưỡng tự nhiên. Trong đó, các chất dinh dưỡng thiết yếu giúp cây tăng khả năng chống lại sâu bệnh gồm: Nitơ, Phốt pho, Kali, Canxi. Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

>>> Xem thêm: Vai trò của các chất dinh dưỡng trong việc phòng ngừa bệnh hại cây trồng.

6. Vai trò của vi lượng trước khi cây ra hoa, đậu quả

Trong giai đoạn trước khi ra hoa, cây ăn quả cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc ra hoa, đậu trái. Hiển nhiên, 3 chất dinh dưỡng đa lượng Nitơ, Phốt pho, Kali (NPK) luôn là mối quan tâm hàng đầu, nhưng không vì vậy mà chúng ta đánh giá thấp vai trò của các chất vi lượng.

Vi lượng không chỉ giúp cây ăn quả đạt năng suất và chất lượng vượt trội, mà còn có lợi đối với sức khỏe tổng thể của cây, giúp cây ngăn ngừa và chống chịu nhiều bệnh sinh lý như vàng lá, chùn đọt, chết ngọn, rụng hoa, rụng trái non, suy cây,... Trong đó, Kẽm, Boron, Sắt, Đồng là 4 vi lượng cực kỳ cần thiết trong giai đoạn trước khi cây ra hoa.

  • Vi lượng Kẽm: kích thích sinh trưởng chồi và phát triển quả, đồng thời hỗ trợ hoạt động của diệp lục tố và một số enzyme.
  • Vi lượng Boron: cần thiết cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, vận chuyển đường bên trong cây, do đó có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và phẩm vị quả.
  • Vi lượng Sắt: góp phần đáng kể vào quá trình sản xuất chất diệp lục, giúp cây ăn quả quang hợp thuận lợi hơn. Lượng cacbohidrat được tạo ra từ quá trình quang hợp là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và chất lượng quả.
  • Vi lượng Đồng: tổng hợp chất diệp lục và hình thành một số enzyme, duy trì năng suất và chất lượng quả.

>>> Xem thêm: Giải pháp bổ sung vi lượng hiệu quả cho cây ăn quả.

7. Nguyên nhân đất thiếu hụt vi lượng

Nếu đất thiếu nguyên tố vi lượng nào thì cây cũng sẽ thiếu dinh dưỡng vi lượng đó. Thực tế là trong đất luôn có sẵn các nguyên tố vi lượng nhưng hàm lượng lại không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng.

Các điều kiện bất lợi khiến cho đất thiếu hụt vi lượng thường liên quan đến: độ pH, hàm lượng chất hữu cơ hoặc độ thoáng khí.

Mặt khác, loại đất (kết cấu đất) cũng có ảnh hưởng lớn đến hàm lượng các chất dinh dưỡng vi lượng. Chẳng hạn như: đất cát; than bùn và mùn; đất chua được bón quá nhiều vôi (thừa vôi) thường thiếu hụt Đồng (Cu), những loài cây dễ bị ảnh hưởng bởi sự bất lợi này là ngũ cốc, rau và cây ăn trái.

>>> Xem thêm: Tình trạng thiếu hụt vi lượng ở mỗi điều kiện đất.

8. Biện pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt vi lượng ở cây trồng

Sự thiếu hụt hoặc dư thừa của các nguyên tố vi lượng trong đất đều ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và năng suất của cây trồng thương mại. Các nguyên tố vi lượng luôn tồn tại trong đất, tuy nhiên, hàm lượng thường không đủ để phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp, từ đó khiến cây trồng gặp phải tình trạng rối loạn dinh dưỡng.

Theo đó, bổ sung vi lượng cho cây bằng các cách như sau:

  • Bổ sung vi lượng bằng muối sunfat
  • Bổ sung vi lượng ở dạng Chelate, bao gồm Chelate hữu cơ hoặc Chelate tổng hợp

Ưu điểm, nhược điểm của mỗi cách sẽ được trình bày chi tiết trong nội dung sau:

>>> Xem thêm: Cách khắc phục tình trạng cây trồng thiếu hụt vi lượng.

Biên tập bởi Agmin.vn
 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: