Nếu đất thiếu nguyên tố vi lượng nào thì cây cũng sẽ thiếu dinh dưỡng vi lượng đó. Vậy yếu tố nào khiến cho đất thiếu hụt các nguyên tố vi lượng? Bài viết sau đây sẽ giúp chúng ta giải đáp vấn đề này.
1. Ảnh hưởng của độ pH
Độ pH chi phối rất nhiều đến sự có mặt của các chất dinh dưỡng trong đất, chẳng hạn như nếu đất chua (tức là độ pH<7) thì nồng độ Kali, Magiê, Đồng, Kẽm và Coban thường thấp. Bên cạnh đó, độ pH còn ảnh hưởng đến cấu trúc đất và khả năng hoạt động hay không hoạt động của các quần thể vi sinh vật khác nhau.
Nếu đất thiếu nguyên tố vi lượng nào thì cây cũng sẽ thiếu dinh dưỡng vi lượng đó.
Xem thêm: Phân biệt dinh dưỡng vi lượng và dinh dưỡng đa lượng.
2. Nguyên nhân đất thiếu hụt các nguyên tố vi lượng
Mặc dù nhu cầu hấp thụ dinh dưỡng vi lượng của cây rất ít, tuy nhiên những nguyên tố vi lượng lại không thể thiếu trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây, chúng giúp tối đa hóa năng suất lẫn chất lượng nông phẩm.
Thiếu hụt dinh dưỡng vi lượng khiến cây không thể phát triển khỏe mạnh.
Thực tế là trong đất luôn có sẵn các nguyên tố vi lượng nhưng hàm lượng lại không đủ để có thể đáp ứng nhu cầu của cây. Vậy nguyên nhân của sự thiếu hụt này là gì? Là do các điều kiện bất lợi liên quan đến: độ pH, hàm lượng chất hữu cơ hoặc độ thoáng khí. Từ đó, sinh ra việc đất mất cân bằng dinh dưỡng và không cung cấp đủ dinh dưỡng vi lượng cho cây trồng.
Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì tình trạng rối loạn dinh dưỡng vi lượng trong đất cũng sẽ gây bất lợi cho năng suất cây trồng, dẫn đến thiệt hại kinh tế. Tóm lại, đất thiếu nguyên tố vi lượng nào thì cây cũng sẽ thiếu nguyên tố vi lượng đó.
3. Sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng ở mỗi điều kiện đất
Các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, vật nuôi bao gồm: Đồng (Cu), Kẽm (Zn), Bo (B), Mangan (Mn), Molipden (Mo), Sắt (Fe), Coban (Co). Vậy loại đất hoặc điều kiện đất nào sẽ thiếu vi lượng gì? Và loại cây trồng nào sẽ bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt đó? Chúng ta hãy cùng tham khảo thông tin trong bảng sau:
Nguyên tố vi lượng |
Loại đất và các điều kiện bất lợi |
Loại cây trồng dễ bị ảnh hưởng |
Đồng (Cu) |
Đất cát; than bùn và mùn; đất chua được bón quá nhiều vôi (thừa vôi). |
Các loại ngũ cốc, rau và cây ăn trái. |
Kẽm (Zn) |
Đất đá vôi bị rửa trôi và xói mòn; đất axit bị rửa trôi; cát thô sau khi thu gom phốt pho; tầng đất cái (subsoil) lộ ra do san lấp. |
Các loại đậu, đậu nành, cam quýt, ngô, lúa miến, hành tây, khoai tây, cây ăn trái, cây lanh, củ cải đường, gạo. |
Mangan (Mn) |
Cát; mùn và than bùn; đất kiềm đặc biệt là đá vôi. |
Các loại đậu, hạt ngũ cốc, cây ăn trái, cây bông, rau lấy lá. |
Molipden (Mo) |
Đất chua bị phong hóa mạnh; đất chua. |
Bông cải, cam quýt, tất cả cây họ đậu. |
Sắt (Fe) |
Đất kiềm, nhất là khi khí hậu lạnh và ẩm ướt. |
Các loại đậu, đậu nành, ngô, lúa miến, cây ăn trái và cây cảnh. |
Boron (B) |
Đất axit bị rửa trôi; đất cát có kết cấu thô; than bùn và mùn; điều kiện khô hạn; đất chua bị bón quá nhiều vôi. |
Cỏ linh lăng, đậu lupin, đậu Hà Lan, táo, củ cải đường, cỏ ba lá, cam quýt, cây bông, bắp cải, cần tây, ngô, khoai lang, cà chua, cây nông nghiệp nói chung. |
Coban (Co) |
Cần thiết đối với các vi sinh vật cố định N2; Là thành phần quan trọng của vitamin B12, cần cho sự hình thành và phát triển nốt sần cây họ đậu, cũng như trong tảo cố định N2. |
Là chất dinh dưỡng thiết yếu đối với động vật nhai lại. Sự thiếu hụt Coban trong đất đồng cỏ sẽ làm tăng tỷ lệ mắc bệnh ở cừu và các loài gia súc khác. |
Biên tập bởi Agmin.vn