Kiến Thức Nông Nghiệp

Phân biệt chất dinh dưỡng đa lượng và chất dinh dưỡng vi lượng

14/08/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

"Chất dinh dưỡng đa lượng" và "chất dinh dưỡng vi lượng" là hai trong số những thuật ngữ thường được sử dụng trong lĩnh vực dinh dưỡng thực vật. Vậy chất dinh dưỡng đa lượng, chất dinh dưỡng vi lượng là gì? Vai trò của chúng đối với sự phát triển của cây trồng ra sao? Mời bà con cùng Agmin tham khảo thông tin chi tiết trong bài viết sau đây!

phan biet dinh duong da luong va dinh duong vi luong

1. Thông tin về chất dinh dưỡng đa lượng

1.1. Chất dinh dưỡng đa lượng là gì?

Chất dinh dưỡng đa lượng là những chất mà cây trồng cần với lượng lớn để phục vụ mục tiêu tăng trưởng và phát triển. Đồng thời, những chất này còn có nhiệm vụ bù đắp những hư tổn, tạo năng lượng cho các hoạt động sống của cây trồng.

Chất dinh dưỡng đa lượng được chia thành 2 nhóm gồm: nhóm chất dinh dưỡng đa lượng chính nhóm chất dinh dưỡng đa lượng phụ hay thường gọi là trung lượng. Cụ thể là:

- Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng chính gồm: Nitơ (N), Phốt pho (P) và Kali (K). Hàm lượng sẵn có của các chất này trong đất rất ít mà nhu cầu sử dụng của cây trồng rất lớn, đó là lý do vì sao, nhà nông cần bón thêm NPK cho đất.

- Nhóm chất dinh dưỡng đa lượng phụ gồm: Canxi (Ca), Magie (Mg) và Lưu huỳnh (S). Thường thì trong đất có đủ các chất này nên không phải lúc nào nhà nông cũng cần bón phân thêm. Ngoài ra, một lượng lớn Canxi và Magie được bổ sung khi bón vôi cho đất chua. Lưu huỳnh được hình thành từ quá trình phân hủy chậm của các chất hữu cơ trong đất như xác cỏ và lá.

chat dinh duong da luong la gi

1.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng đa lượng

Đối với cây trồng, các chất dinh dưỡng đa lượng mang lại các công dụng như sau:

Phốt pho (P):

• Giống như nitơ, phốt pho (P) cần thiết cho quá trình quang hợp.
• Tham gia vào việc hình thành dầu, đường, tinh bột, v.v...
• Giúp chuyển đổi năng lượng mặt trời thành năng lượng hóa học; hỗ trợ cây sinh trưởng; chống chọi các căng thẳng thực vật.
• Thúc đẩy cây ra hoa và phát triển bộ rễ.
• Nguồn cung cấp: phân bón, bột xương, và super photphat.

>>> Xem thêm: Căng thẳng thực vật và những điều nhà nông cần lưu ý.

Kali (K):

• Kali được cây trồng hấp thụ với hàm lượng lớn hơn bất kỳ nguyên tố nào khác, ngoại trừ nitơ và trong một số trường hợp là canxi.
• Giúp hình thành protein, hỗ trợ quang hợp, cải thiện chất lượng trái cây và giảm bệnh tật.
• Nguồn cung cấp: đất, vật liệu hữu cơ và phân bón.

Canxi (Ca):

• Canxi là thành phần quan trọng cấu tạo nên thành tế bào thực vật, hỗ trợ quá trình chuyển đổi chất trong cây, giúp cây cứng cáp, không bị bật rễ, giúp cây chống lại tác động của muối kiềm và axit hữu cơ.
• Nguồn cung cấp: vôi đôlômit, thạch cao và super photphat.

Magiê (Mg):

• Magiê là một trong những thành phần trọng yếu để cấu tạo nên chất diệp lục và cần thiết cho quá trình quang hợp. Bên cạnh đó, nó còn giúp kích hoạt nhiều enzyme cần thiết cho sự phát triển cây trồng.
• Nguồn cung cấp: chất khoáng trong đất, chất hữu cơ, phân bón và đá vôi dolomitic.

Lưu huỳnh (S):

• Cần thiết cho quá trình sản xuất protein.
• Thúc đẩy hoạt động của các enzym và vitamin.
• Giúp hình thành chất diệp lục.
• Giúp rễ phát triển khỏe mạnh và cải thiện chất lượng hạt giống.
• Giúp cây phát triển cứng cáp và chống chọi lại giá rét.
• Nguồn cung cấp: ​​nước mưa, phân bón, thạch cao.

2. Thông tin về chất dinh dưỡng vi lượng

2.1. Chất dinh dưỡng vi lượng là gì?

Chất dinh dưỡng vi lượng là các chất mà cây trồng chỉ cần một lượng rất nhỏ để hoàn thiện các chức năng sinh lý học và duy trì sức khỏe, bao gồm: Bo (B), Đồng (Cu), Sắt (Fe), Coban (Co), Mangan (Mn), Molypden (Mo) và Kẽm (Zn). Chất dinh dưỡng vi lượng đôi khi còn được gọi là nguyên tố phụ hoặc nguyên tố vết.

Mặc dù cây không cần hấp thụ các chất dinh dưỡng vi lượng với hàm lượng quá cao nhưng vai trò của các chất này lại rất quan trọng. Thiếu hụt hoặc dư thừa chất dinh dưỡng vi lượng sẽ ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của cây và làm mất cân bằng dinh dưỡng thực vật.

Trong nhiều trường hợp, các dấu hiệu cho thấy cây đang bị thiếu hụt dinh dưỡng không thể quan sát bằng mắt thường mà phải tiến hành phân tích mô thực vật để nhận định được chất mà cây thiếu hụt là chất nào.

chat dinh duong vi luong la gi

2.2. Vai trò của các chất dinh dưỡng vi lượng

Vai trò của mỗi chất dinh dưỡng vi lượng đối với cây trồng như sau:

Boron (B):

• Hỗ trợ cây trồng hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng khác.
• Hỗ trợ quá trình sản xuất đường và carbohydrate của cây.
• Cần thiết cho sự phát triển mô mới, hỗ trợ hoạt động sản sinh hạt phấn và hạt giống tốt.
• Giúp hạt và quả phát triển khỏe mạnh.

Đồng (Cu):

• Cần thiết cho hoạt động của cơ quan sinh sản..
• Hỗ trợ quá trình trao đổi chất ở rễ và giúp cây sử dụng protein hiệu quả.
• Đóng vai trò quan trọng trong quá trình quang hợp, chuyển hóa protein và carbohydrate và cố định nitơ.

Clorua (Cl):

• Hỗ trợ quá trình trao đổi chất.
• Clorua được tìm thấy trong đất.

Sắt (Fe):

• Cần thiết cho sự hình thành chất diệp lục.
• Nguồn cung cấp sắt là đất, sắt sunfat, sắt chelate.

Mangan (Mn):

• Bổ trợ chức năng của hệ thống enzyme liên quan đến sự phân hủy carbohydrate, chuyển hóa nitơ và sản xuất protein.
• Mangan có sẵn trong đất.

Molypden (Mo):

• Hỗ trợ vi khuẩn nốt sần ở cây họ đậu cố định nitơ và để chuyển nitơ thành dạng amin, đồng hóa nitơ.
• Molypden có trong đất.

Kẽm (Zn):

• Cần thiết cho quá trình chuyển hóa cacbohydrat.
• Điều chỉnh lượng đường mà cây tiêu thụ.
• Là một phần của hệ thống enzyme thực hiện chức năng điều chỉnh sự phát triển của thực vật.
• Nguồn cung cấp kẽm là đất, oxit kẽm, kẽm sunfat, kẽm chelate.

Coban (Co):

• Cần thiết cho quá trình cố định nitơ.
• Coban có trong vitamin B12.

>>> Xem thêm: Cơ chế hấp thụ và vận chuyển chất dinh dưỡng trong cây

Trên đây là những thông tin về chất dinh dưỡng đa lượng và dinh dưỡng vi lượng mà nhà nông cần biết. Hy vọng rằng thông qua bài viết này, nhà nông đã nắm được đặc điểm và vai trò của mỗi chất đối với sự phát triển và tăng trưởng của cây trồng. Chúc nhà nông áp dụng các kiến thức trên một cách hiệu quả!

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: