Kiến Thức Nông Nghiệp

Cây thiếu vi lượng, khắc phục bằng cách nào?

23/06/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Nguyên tố vi lượng, hay còn gọi là vi lượng tố, là những chất dinh dưỡng thiết yếu cho quá trình sinh lý và sinh hóa của cả động vật và thực vật. Sự thiếu hụt hoặc dư thừa của các nguyên tố vi lượng trong đất đều ảnh hưởng lớn đến khả năng phát triển và năng suất của cây trồng thương mại. Vậy có những cách nào để khắc phục thiếu hụt vi lượng ở cây? Hãy cùng Agmin tìm câu trả lời trong nội dung sau.

1. Sự thiếu hụt nguyên tố vi lượng trong đất

Các nguyên tố vi lượng luôn tồn tại trong đất, tuy nhiên, hàm lượng thường không đủ để phục vụ cho nhu cầu canh tác nông nghiệp, từ đó khiến cây trồng gặp phải tình trạng rối loạn dinh dưỡng.

Trong nhiều trường hợp, các triệu chứng thiếu hụt vi lượng bị nhầm lẫn với triệu chứng căng thẳng ở cây, chẳng hạn như cây bị vàng lá do thiếu dưỡng chất nhưng lại bị nhầm tưởng là gặp căng thẳng về nước hoặc nhiệt độ.

khac phuc cay thieu vi luong

Biểu hiện cây thiếu vi lượng thường xuất hiện trên lá.

Quan sát và phát hiện các biểu hiện bất thường trên cây là yếu tố rất quan trọng trong việc nhận biết sự thiếu hụt vi lượng, mặc dù không phải tất cả cây trồng đều có biểu hiện giống nhau. Đôi khi, quan sát bên ngoài, triệu chứng có vẻ không nghiêm trọng, nhưng tiềm ẩn bên trong, sự thiếu hụt dinh dưỡng đang “ăn mòn” sức sống của cây, thậm chí làm sụt giảm một nửa năng suất.

Cách tốt nhất để xác định đúng loại vi lượng cây đang thiếu cũng như mức độ thiếu hụt là phân tích thành phần đất và mô thực vật.

2. Loại đất nào thường thiếu hụt vi lượng?

Hàm lượng sẵn có của mỗi nguyên tố vi lượng phụ thuộc vào điều kiện đất và môi trường nói chung. Song song đó, mỗi loại cây sẽ có nhu cầu vi lượng khác nhau, chẳng hạn như thiếu hụt vi lượng Đồng tác động nhiều nhất đến các loại cây ngũ cốc, rau và cây ăn trái. Thông tin chi tiết được trình bày trong bảng sau đây:

dieu kien dat thieu vi luong

3. Các cách bổ sung vi lượng cho cây

3.1. Bổ sung vi lượng bằng muối Sunfat

Việc sử dụng các loại muối Sunfat của Đồng, Kẽm, Mangan, Coban và Sắt để điều chỉnh thiếu hụt vi lượng trong đất khá phổ biến (Đa số các loại muối Sunfat đều tan trong nước, trừ một số loại muối của Ba, Pb, Sr là không tan). Tuy nhiên, phương pháp này thường kém hiệu quả và thậm chí là gây hại cho cây. Một số bất lợi khi dùng muối Sunfat để bổ sung vi lượng cho đất là:

- Muối Sunfat dễ bị rửa trôi khỏi đất (đặc biệt là đất cát).

- Khi độ pH đất tăng lên (do bón vôi), hầu hết các muối Sunfat trở nên khó tiêu đối với cây.

- Độ pH cao tạo điều kiện cho quá trình oxy hóa hoặc khiến cho Sắt, Mangan và Đồng khó hòa tan hơn.

- Bón một lượng lớn phân lân ảnh hưởng xấu đến việc bổ sung các nguyên tố vi lượng. Dư thừa Phốt phát khiến cây khó hấp thụ Sắt và Kẽm.

- Trong môi trường đất giàu chất hữu cơ, Đồng (Cu) kết với chất hữu cơ tạo thành các phức chất Đồng – Hữu cơ, rất khó để cây hấp thụ.

- Trong môi trường đất sét silicat, nhất là loại 2:1, dạng hòa tan của Coban, Kẽm, Mangan và Sắt rất dễ bị cố định, cây không sử dụng được.

3.2. Bổ sung vi lượng ở dạng Chelate

Chelate là một hợp chất có vai trò liên kết và bảo vệ các nguyên tố vi lượng kim loại (bao gồm Sắt, Đồng và Kẽm) khỏi các quá trình hóa học khác. Hay nói cách khác, Chelate giúp tăng tính dễ tiêu của các nguyên tố vi lượng, giúp cây dễ dàng hấp thụ dưỡng chất hơn. Có 2 dạng Chelate chính là: Chelate tổng hợp và Chelate hữu cơ tự nhiên.

Ví dụ: khi bón muối vô cơ của Sắt vào đất đá vôi sẽ tạo thành kết tủa và cây không hấp thụ được.

Nếu thêm Sắt Sunfat bị oxy hóa vào, xảy ra phản ứng như sau:

phan ung cua sat sunfat

Nếu sử dụng Chelate Sắt thay cho muối Sunfat thì Sắt bị oxy hóa (Ferric) sẽ không bị kết tủa. Nhờ đó, cây có thể hấp thụ được.

3.2.1. Sử dụng tác nhân Chelate tổng hợp

Một tác nhân Chelate là một hợp chất hóa học có thể liên kết với một ion kim loại và ngăn kim loại đó trải qua các phản ứng hóa học khác. Ở đây, tác nhân Chelate tạo thành phức chất ổn định với ion kim loại tan trong nước.

Một số tác nhân Chelate tổng hợp phổ biến:

EDTA – Ethylene diamine tetracetic acid.

DTPA – Diethylene triamine pentaecetic acid.

HEEDTA – Hydroxyethyl ethylene diamine triacetic acid.

CDTA – Cyclohexane trans 1, 2 diamino tetracetic acid.

EDDHA – Ethylene bis Alpha-imino-2hydroxyphenyl-acetic acid.

Trong đó, EDTA là tác nhân Chelate tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của EDTA là: chỉ phát huy tác dụng tối đa với Chelate Sắt, còn các nguyên tố vi lượng khác thì kém hơn; gây bất lợi cho sự phát triển của cây trong điều kiện đất đá vôi; không tan trong đất sét.

Độ ổn định của các Chelate kim loại tổng hợp hoặc khả năng thay thế của các nguyên tố theo thứ tự giảm dần là: Sắt (3) > Đồng > Kẽm > Sắt (2) > Mangan > Canxi > Magie >.

Ví dụ: nếu bổ sung Kẽm ở dạng Chelate tổng hợp vào đất có chứa một lượng Sắt đáng kể thì phản ứng xảy ra như sau:

phan ung kem chelate

Ion Kẽm được giải phóng từ dạng Chelate tổng hợp trở nên không tan (tương tự như muối Kẽm Sunfat), cây không thể hấp thụ. Trong khi đó, tình trạng giải phóng các nguyên tố vi lượng khỏi dạng Chelate không xảy ra khi sử dụng Chelate hữu cơ có độ ổn định cao.

3.2.2. Sử dụng tác nhân Chelate hữu cơ tự nhiên

Các tác nhân Chelate hữu cơ (như Axit Humic, Axit FulvicLignosulphonate) được chiết xuất từ các vật liệu tự nhiên và được biến đổi để tạo ra hiệu quả Chelate hóa đồng nhất cho tất cả các vi chất dinh dưỡng. “Agmin Chelates Pty. Ltd.” là đơn vị đầu tiên ứng dụng công nghệ Chelate hữu cơ trong sản xuất phân bón và chế phẩm sinh học.

Cây có thể hấp thụ tốt \các vi lượng Chelate hữu cơ qua 2 con đường: phun qua lá và bón đất. Cụ thể là:

Dạng phun qua lá:

- Dễ tiêu đối với cây, dễ dàng thẩm thấu vào tế bào thực vật.

- Vi chất di chuyển linh hoạt đến các bộ phận của cây.

- Ở nồng độ vừa đủ, vi lượng Chelate hữu cơ không gây bất lợi cho cây, giúp khắc phục sự thiếu hụt dinh dưỡng hiệu quả.

Dạng bón đất:

- Vi lượng Chelate hữu cơ có tính ổn định cao, không dễ bị thủy phân và bị thay thế bởi các nguyên tố dinh dưỡng khác trong đất.

- Có khả năng chống lại quá trình phân hủy vi sinh.

- Hòa tan được trong nước.

- Không dễ bị kết tủa bởi các ion hoặc chất keo trong đất.

- Chelate Kim loại sẵn có cho cây ở bề mặt rễ hoặc bên trong cây.

- Ở nồng độ vừa đủ không gây bất lợi cho cây, giúp khắc phục sự thiếu hụt dinh dưỡng hiệu quả.

Tuy chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ, nhưng dinh dưỡng vi lượng rất quan trọng đối với cây trồng. Bón thừa hay thiếu vi lượng đều ảnh hưởng rất lớn đến kết quả năng suất. Hiện nay, bà con cần chú ý việc bổ sung vi lượng cần phải thực hiện theo 1 trong 3 cách gồm: bón thẳng vào đất, phun qua lá và xử lý hạt giống.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: