Kiến Thức Nông Nghiệp

Tương kỵ hóa học: nguyên nhân, biểu hiện và cách ngăn ngừa

04/08/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Mỗi ngày, có rất nhiều loại chế phẩm nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật mới được tung ra thị trường. Thành phần của mỗi sản phẩm gồm các hóa chất riêng biệt, do đó phương thức hoạt động và công dụng cũng khác nhau. Với mục đích tiết kiệm chi phí, giảm tần suất bón, nhiều người trồng thường phối trộn các sản phẩm chung với nhau để sử dụng cùng lúc, thay vì bón hoặc phun từng sản phẩm riêng lẻ. Đây là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tương kỵ hóa học giữa các thành phần sản phẩm.

1. Tương kỵ hóa học là gì?

Sự tương kỵ hay không tương thích là một phản ứng giữa các chất sau khi trộn với nhau đã không còn an toàn hay hiệu quả đối với cây trồng.

tuong ky hoa hoc la gi

Tương kỵ hay còn gọi là không tương thích.

Tình trạng không tương thích hóa học xuất hiện khá phổ biến. Ví dụ dễ thấy nhất là bác sĩ hoặc dược sĩ cảnh báo chúng ta về những tương tác thuốc không mong muốn. Hiện tại, có đến hàng ngàn sự kết hợp tương kỵ giữa các loại hóa chất nhưng tất nhiên là không phải tất cả những chất này đều được ứng dụng trong sản xuất chế phẩm nông nghiệp.

Nhìn chung, mỗi sản phẩm đã chứa sẵn một số chất nhất định, vì vậy rủi ro tương kỵ sẽ tăng lên nếu trộn chung với nhiều sản phẩm khác. 

2. Biểu hiện của sự tương kỵ hóa học

Sự tương kỵ hóa học có thể biểu hiện theo nhiều cách khác nhau, chẳng hạn như: Hỗn hợp bị vẩn đục; kết tủa, kết màng hoặc đóng cặn dưới đáy bể; bốc khói độc hoặc độc hại nếu hít phải; ăn mòn vật liệu; làm cây ngộ độc; trường hợp nghiêm trọng hơn có thể gây cháy nổ bể chứa.

Hỗn hợp xảy ra kết tủa hoặc vẩn đục không tan không chỉ cản trở cây trồng hấp thụ mà hơn nữa, còn làm tắc nghẽn hệ thống tưới nhỏ giọt, làm giảm hiệu suất của bộ lọc và máy bơm, đó là chưa kể đến việc chúng ta phải tắt hệ thống tưới và vệ sinh kỹ lưỡng từng bộ phận.

Kết tủa (đóng cặn) là kết quả của các phản ứng học hoặc do tình trạng bão hòa quá mức khi không có bất kỳ phản ứng nào xảy ra. Ví dụ, nếu chúng ta hòa muối vào 1 ly nước thì chúng ta chỉ có thể hòa tan một lượng muối nhất định. Sau khi dung dịch nước muối đạt đến điểm bão hòa, bất kỳ loại muối nào được thêm vào cũng không hòa tan được nữa.

Có thể hình dung khả năng hòa tan chất rắn của 1 chất lỏng như những “khoảng trống”. Nếu còn “khoảng trống” thì chất lỏng còn hòa tan thêm chất khác. Nếu hết “khoảng trống” thì xuất hiện kết tủa. Để khắc phục vấn đề tạo thành kết tủa trong những trường hợp này, chúng ta trộn sản phẩm thứ nhất trong một lượng nước lớn rồi sau đó thêm sản phẩm thứ hai vào. Bên cạnh đó, các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến quá trình đóng cặn.

3. Biện pháp ngăn ngừa sự tương kỵ hóa học

3.1. Bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ phù hợp

Nhiệt độ của chất lỏng càng cao thì càng nhiều chất rắn được hòa tan. Ngược lại, nhiệt độ của chất lỏng càng thấp thì hòa tan ít chất rắn hơn. Do đó, hỗn hợp trộn và bể trộn cần được bảo quản ở một nhiệt độ thích hợp theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu không kết tủa sẽ xảy ra.

3.2. Pha thử hỗn hợp trong lọ thủy tinh (jar-test)

Hầu hết các đơn vị sản xuất đều cố gắng kiểm tra tính tương kỵ hoặc tương thích của mỗi sản phẩm và đưa ra các khuyến nghị phù hợp cho người sử dụng. Tuy nhiên, việc làm này có giới hạn bởi vì họ không thể kết hợp thử nghiệm sản phẩm với tất cả sản phẩm khác trên thị trường. Thay vào đó, trên nhãn sản phẩm sẽ khuyến nghị người dùng pha thử 1 mẫu nhỏ sản phẩm trong lọ thủy tinh trước khi pha lượng lớn trong bể hoặc thùng.

Jar-test là một phương pháp đơn giản và nhanh chóng để xác định xem các sản phẩm có tương thích với nhau hay không. Để thực hiện phép thử này, chúng ta lấy 1 lọ thủy tinh sạch sẽ và đổ vào đó 2 (hoặc nhiều) sản phẩm ở dạng cô đặc. Trộn đều hỗn hợp để xem có xảy ra kết tủa hay không. Phép thử này giúp chúng ta tránh khỏi việc lãng phí sản phẩm vì trộn bể rồi mà không dùng được.

tuong ky hoa hoc jar test

Thử nghiệm jar-test.

3.3. Điều chỉnh pH của nước

Theo nguyên tắc thông thường, độ pH ảnh hưởng đáng kể đến khả năng xảy ra phản ứng giữa các chất, nhất là khi pH của mỗi chất chênh lệch nhau từ 2 đơn vị trở lên. Chúng ta có thể tra cứu độ pH của mỗi sản phẩm trong Bảng dữ liệu an toàn hóa chất (MSDS) do nhà sản xuất cung cấp. Mặt khác, độ pH của nước được dùng để pha loãng sản phẩm cũng có tác động lớn đến quá trình phản ứng của các chất. Đôi khi, sự không tương thích giữa hai hóa chất có thể được giải quyết bằng cách thêm chất axit hóa hoặc sản phẩm điều hòa nước. Nếu độ pH của nước cách xa mức 7 (trung tính) thì chúng ta cần phải điều chỉnh độ pH của nước trước, thay vì cố gắng điều chỉnh độ pH của hỗn hợp sau khi đã trộn.

3.4. Làm sạch bể trước khi trộn hỗn hợp mới

Trước khi phối trộn hỗn hợp mới, chúng ta cần đảm bảo bể trộn đã được vệ sinh sạch sẽ, không còn dư lượng hóa chất cũ. Cho dù chỉ còn sót lại một lượng rất nhỏ hóa chất đã sử dụng trước đó cũng có thể gây ra các sự cố tương kỵ.

3.5. Trộn sản phẩm đúng trình tự theo hướng dẫn sử dụng

Đối với một số hỗn hợp phức tạp, chúng ta cần phải trộn sản phẩm theo một thứ tự hoặc trình tự cụ thể. Thứ tự pha trộn này được ghi trên nhãn sản phẩm hoặc nếu có điểm nào chưa hiểu rõ, chúng ta cần liên hệ trực tiếp nhà sản xuất để được hướng dẫn chi tiết.

Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà sản xuất khuyến nghị pha loãng sản phẩm thứ 1 với một lượng nước lớn trước khi thêm sản phẩm thứ 2 vào. Đôi khi, việc pha loãng với nước như vậy có tác dụng làm chậm quá trình xảy ra phản ứng, để hỗn hợp có đủ thời gian phát huy công hiệu bên trong cơ thể thực vật. Đây là lý do vì sao trên nhãn sản phẩm thường kèm theo lưu ý “nên sử dụng hỗn hợp trong vòng 24h hoặc 48h sau khi trộn”.

4. Agmin giúp ngăn ngừa tương kỵ hóa học như thế nào?

Hiện nay, việc pha trộn các sản phẩm bảo vệ thực vật với phân bón được rất nhiều bà con nông dụng áp dụng, so với việc sử dụng riêng lẻ từng sản phẩm thì cách thức này có một số công dụng như là:

  • Mở rộng phổ tác dụng: pha thuốc trừ sâu chung với thuốc trừ bệnh để phòng trừ được cả sâu và bệnh chỉ trong 1 lần phun. Pha chung thuốc trừ cỏ hòa bản với thuốc trừ cỏ lá rộng để diệt được nhiều loại cỏ cùng lúc.
  • Tăng cường hiệu lực phòng trừ: phối trộn chung các loại thuốc có thể bổ sung tác dụng cho nhau để làm tăng hiệu lực phòng trừ, nhất là khi mầm bệnh lây lan nhanh chóng, cần phải chặn đứng ngay.

HortiPhos 600 do Agmin sản xuất là thuốc diệt nấm lưu dẫn đặc trị Phytophthora, Pythium, sương mai có khả năng tương thích với Mancozeb/Dithane, Copper Oxychloride, Tilt, Bayleton và hầu hết các loại thuốc trừ bệnh nấm, sương mai và các sản phẩm phân bón lá phổ biến trên thị trường.

Riêng trường hợp phối trộn với các chế phẩm thuốc trừ sâu (EC), cần tạo nhũ tương với nước trước khi thêm HortiPhos 600 vào.

thuoc diet nam hortiphos 600

Thuốc diệt nấm HortiPhos 600 tương thích với nhiều thành phần và phân bón lá.

Nếu có thắc mắc liên quan đến sản phẩm, bà con vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này hoặc liên hệ Agmin qua 0936.289.156 hoặc gửi mail về info@agmin.vn để Agmin tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.
 

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: