Kiến Thức Nông Nghiệp

So sánh đặc tính của Agmin Chelate hữu cơ và phân bón vô cơ

30/07/2023 Agmin 0 Nhận xét

Mục đích của việc sử dụng phân bón là đáp ứng đúng và đủ nhu cầu dinh dưỡng của cây. Cho đến hiện tại, nhiều bà con nông dân vẫn còn e dè với phân bón hữu cơ vì nghĩ rằng chúng kém hiệu quả và tốn nhiều chi phí hơn phân vô cơ. Tuy nhiên, Agmin đã phá vỡ định kiến đó một trực quan và thực tế. Mấu chốt chính là công nghệ Chelate Axit Fulvic và Lignosulphonate hữu cơ.

Nhưng công nghệ Chelate hữu cơ là gì? Nói tóm lại, một ion kim loại được liên kết với hai phân tử hữu cơ là Axit Fulvic hoặc Lignosulphonate trong một quá trình gọi là Chelate hóa. Kết quả là tạo thành một phức hợp Chelate kim loại dạng hữu cơ để cây hấp thụ. Nghe có vẻ đơn giản nhưng công nghệ này lại mang đến cho người trồng nhiều lợi ích rất đáng kinh ngạc. Sau đây chúng ta hãy cùng so sánh các đặc tính cơ bản, bao gồm tính sinh khả dụng và khả năng ứng dụng, giữa phân bón Agmin Chelate hữu cơ và các loại phân bón vô cơ phổ biến.

so sanh dac tinh agmin va phan bon vo co

So sánh Agmin Chelate hữu cơ và phân bón vô cơ.

1. So sánh tính sinh khả dụng giữa Agmin Chelate hữu cơ và phân bón vô cơ

Trong dược lý học, sinh khả dụng (bioavailability, viết tắt BA) là đại lượng biểu thị cho tốc độ và mức độ hấp thu dược chất từ 1 chế phẩm bào chế vào tuần hoàn chung một cách nguyên vẹn và đưa chúng đến nơi tác dụng để tiếp tục được chuyển hoá trong cơ thể và thải trừ ra bên ngoài.

Tương tự, sinh khả dụng của phân bón là mức độ dễ dàng mà các dưỡng chất trong phân được cây trồng hấp thụ. Phân bón Agmin tan trong nước 100% nên có thể bón đất hoặc bón lá. Thực vật nhận ra Axit Fulvic và Lignosulphonate là các hợp chất hữu cơ cho nên nhanh chóng hấp thụ phức hợp Fulvic và Lignosulphonate Chelate. Không giống như các tác nhân Chelate tổng hợp, chẳng hạn như EDTA, có trọng lượng phân tử lớn nên rất dễ bị mắc kẹt khi xâm nhập tế bào và gặp khó khăn khi di chuyển bên trong cây, các phân tử Axit Fulvic và Lignosulphonate cực kỳ nhỏ, nên dễ dàng thẩm thấu vào các tế bào thực vật.

qua trinh tao thanh chelate kim loai

Quá trình ion kim loại liên kết với tác nhân Chelate để tạo thành phức hợp Chelate.

So sánh Agmin với oxit kim loại:

Xét về phân bón vô cơ ở dạng oxit kim loại, chúng thường không tan trong nước và do đó có tính sinh khả dụng rất thấp, cần nhiều thời gian để rễ cây phân giải và hấp thụ dưỡng chất. Bởi lẽ đó, nếu muốn khắc phục thiếu hụt dinh dưỡng ở cây trồng kịp thời và chính xác, sản phẩm Agmin luôn là lựa chọn tối ưu.

So sánh Agmin với muối sunfat:

Xét về phân bón vô cơ ở dạng muối sunfat, chúng được tạo thành từ ion sunfat SO4(2-) kết hợp với các ion kim loại. Phân bón ở dạng muối sunfat khá dễ tiêu đối với cây, tuy nhiên chúng di chuyển kém linh hoạt bên trong cây. Thời gian đầu, muối sunfat có thể cung cấp lượng dinh dưỡng dồi dào cho cây, nhưng càng về sau mức độ thiếu hụt dinh dưỡng càng tăng lên, buộc chúng ta phải tăng tần suất bón. Mặt khác, bón nhiều muối sunfat còn là nguyên nhân khiến đất bị chua hóa, pH đất giảm xuống. Trong khi đó, các vi lượng được Chelate hóa có khả năng di chuyển tốt hơn, cho phép chất dinh dưỡng đi đến mọi bộ phận của cây và tồn tại lâu hơn, nhất là tại các điểm sinh trưởng quan trọng.

2. So sánh khả năng ứng dụng giữa Agmin Chelate hữu cơ và phân bón vô cơ

Đối với các muối sunfat, chúng rất dễ xảy ra phản ứng với các hợp chất khác. Ví dụ, nếu bón đồng thời Canxi Nitrat và Magie Sunfat thì sẽ xuất hiện kết tủa Canxi Sunfat kém hòa tan, cây trồng khó tiêu. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cẩn trọng khi kết hợp muối sunfat với các chế phẩm nông nghiệp khác.

Trong khi đó, nhờ quá trình Chelate hóa mà vi lượng được các tác nhân Chelate hữu cơ Axit Fulvic và Lignosulphonate bảo vệ khỏi tương tác không mong muốn với những nguyên tố khác, điều này cho phép chúng ta sử dụng linh hoạt sản phẩm Agmin cùng với nhiều giải pháp bón phân khác.

Ngoài ra, muối sunfat thường tích tụ trên bề mặt lá dẫn đến cháy lá. Ngược lại, nhờ thừa hưởng các đặc tính hữu cơ nên các sản phẩm Agmin Chelate hóa rất tốt cho lá, thẩm thấu nhanh và không tồn đọng dư lượng trên lá.

3. Có phải phân bón Agmin Chelate hữu cơ đắt tiền hơn?

Trên thị trường hiện nay, dễ thấy rằng giá bán trung bình của các sản phẩm phân bón vô cơ thấp hơn nhiều so với phân bón chelate nói chung và chelate hữu cơ nói riêng. Tuy nhiên, giá cả trên bao bì chưa phản ánh được tất cả.

Như chúng ta đã phân tích ở trên, oxit kim loại khó tiêu còn muối sunfat yêu cầu phải bón tần suất cao mới đem lại hiệu quả. Trong khi các sản phẩm Agmin dễ tiêu, tần suất bón thấp hơn cùng với tỷ lệ sử dụng ít hơn, dưỡng chất di chuyển linh hoạt và phân tán đồng đều cho mọi tế bào cây, khắc phục thiếu hụt dinh dưỡng nhanh hơn. Như vậy, sản phẩm Agmin giúp “bón bao nhiêu cây hấp thụ bấy nhiêu”, phân không bị thất thoát hay lãng phí, từ đó giảm bớt được chi phí, là khoản đầu tư xứng đáng.

Giá trị kinh tế của cây trồng phụ thuộc vào quy mô sản lượng, chất lượng nông sản và sức khỏe cây trồng.

Dưới đây là một số thực nghiệm chứng minh tác dụng tích cực của phân bón Agmin Chelate hữu cơ đối với cây trồng:

  1. Thực nghiệm chứng minh quy trình bón kết hợp Agmin Silfos, Agmin Vigor Lig-Plus, Agmin Silicate và Agmin HortiPhos (thuốc diệt nấm) giúp cà chua beef sinh trưởng nhanh hơn, ra hoa đậu quả sớm hơn, kháng bệnh tốt hơn, năng suất cao hơn mẫu đối chứng (Xem thực nghiệm).
  2. Thực nghiệm chứng minh Agmin Silfos, Agmin Silicate và Agmin Vigor Lig-Plus có tác dụng cân bằng dinh dưỡng, tăng cường sức sống cho cây chè Thái Nguyên, thúc chè ra búp vào mùa đông, thu hoạch sớm 5-10 ngày, tăng thêm 1-2 vụ / năm (Xem thực nghiệm).
  3. Thực nghiệm chứng minh phân bón lá Agmin Silfos có tác dụng tăng cường sinh trưởng, phát triển và chất lượng lúa tại vùng miền núi phía Bắc, kết quả năng suất tăng 13,79% so với mẫu đối chứng (Xem thực nghiệm).

Quý bà con nông dân có thắc mắc liên quan đến sản phẩm, vui lòng để lại bình luận bên dưới bài viết này hoặc liên hệ Agmin qua 0906.526.812 hoặc gửi mail về info@agmin.vn để được tư vấn hỗ trợ trong thời gian sớm nhất.

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: