Kiến Thức Nông Nghiệp

Phân biệt các sản phẩm Phosphorus, Phosphate, Phosphite và Phosphonate

25/07/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Axit phosphorơ (tiếng Anh là Phosphorous acid), ký hiệu H3PO3, là một chất rắn màu trắng, được dùng làm chất trung gian để tổng hợp các hợp chất gốc Phốt pho trong sản xuất phân bón và thuốc diệt nấm bệnh. Cũng vì vậy mà đôi khi chúng ra rất dễ nhầm lẫn giữa các hợp chất gốc “Phốt pho”. Mỗi hợp chất có ưu điểm, nhược điểm khác nhau, quyết định công dụng của mỗi sản phẩm thương mại.

Do đó, ngay sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu về các hợp chất phổ biến trong ngành phân bón và thuốc diệt nấm là: Phosphorus, Phosphate, Phosphite, Phosphonate.

1. Phosphorus

Phốt pho (P) là nguyên tố của sự sống, tuy nhiên không phải tất cả các dạng Phốt pho trong đất đều khả dụng (sẵn có) hoặc đều đem lại lợi ích cho cây trồng.

phosphorus

Phốt pho được xem là nguyên tố của sự sống.

  • Trong cơ thể thực vật, công dụng chính của Phốt pho là cấu thành Adenosine Triphosphate (ATP) - một loại phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng, hoặc chúng ta có thể hình dung ATP tương tự như bình chứa nhiên liệu trong các động cơ máy móc.
  • Bên cạnh đó, thực vật cũng tiêu tốn nhiều Phốt pho cho quá trình phát triển rễ và các quá trình sinh hóa khác.

Kể cả trong đất hoặc trong phân bón, Phốt pho hiện diện dưới nhiều dạng và mỗi dạng có những chức năng khác nhau. Vì vậy, điều quan trọng là chúng ta phải phân biệt được đặc tính và công dụng của mỗi dạng Phốt pho, để từ đó dự đoán được kết quả canh tác mong muốn.

2. Phosphate

Trong phân bón, Phốt pho thường ở dạng Phosphate, ký hiệu PO4, được gọi là phân Lân và được biểu thị bằng phần trăm đương lượng P2O5. Phân Lân được điều chế từ Axit photphoric đậm đặc.

Một số loại phân Lân phổ biến là Supe Lân và Amoni Phosphate. Phân Lân được sử dụng với hàm lượng lớn trong sản xuất nông nghiệp, làm vườn, nông nghiệp và trồng cỏ kiểng.

Mặc dù phân Lân cần thiết đối với sự phát triển của cây trồng nhưng dư thừa phân Lân lại gây tác động xấu đến hệ sinh thái. Điển hình là hiện tượng “tảo nở hoa” do nước sông hồ nhiễm phân Lân và phân Đạm. Tảo phát triển nhanh chóng, sau đó tàn lụi và chìm xuống đáy sông hồ. Quá trình tảo phân hủy sử dụng oxy và sinh ra các khí độc như NO2, NH3, H2S, khiến cá ngạt và chết hàng loạt.

Chính vì lý do này, nhiều nước trên thế giới khuyến cáo nên hạn chế cung cấp Phốt pho cho cây dưới dạng phân bón hoặc nên bón phân Lân, phân Đạm và nhiều loại phân dinh dưỡng khác một cách chừng mực, không để xảy ra tình trạng thất thoát gây ô nhiễm môi trường.

3. Phosphite

Phosphite, ký hiệu PO3, là một hợp chất gốc Phốt pho có ít hơn một phân tử Oxy so với phân bón Phosphate. Phosphite được điều chế từ Axit Photphorơ.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Phosphite và Phosphate là Phosphite có đặc tính diệt nấm rất mạnh, đặc biệt là chống lại nấm Phytophthora, Rhizoctonia và sương mai. Chính vì đặc tính này, Phosphite rất thích hợp để sử dụng trong canh tác thủy canh, nhằm bảo vệ rễ khỏi sự xâm nhập của nấm bệnh sinh sôi trong dung dịch nước. Ngoài ra, Phosphite còn có một số hoạt tính diệt nấm chống lại Fusarium, bệnh ghẻ táo, Phomopsis, bệnh đốm lá colletotrichum (bệnh thán thư), Uromyces, Sclerotinia và Xanthomonas. Trong khi đó, phân bón Phosphate không có hoạt tính diệt nấm.

phosphite

Phosphite có tính kháng nấm rất mạnh.

Công dụng của Phosphite:

Trên thị trường, Phosphite được đóng gói và bán dưới cả 2 dạng phân bón hoặc thuốc diệt nấm bởi các công dụng gồm: cung cấp Lân cho cây, chống lại nấm bệnh, thúc đẩy rễ phát triển.

  • Cung cấp Lân cho cây

Nguyên nhân bán dưới dạng phân bón là do khi tiếp xúc với Oxy và chịu tác động của vi sinh vật trong đất, Phosphite sẽ chuyển hóa thành phân Lân. Tuy nhiên theo một số nhà khoa học, quá trình này diễn ra rất chậm (mất ít nhất là 6 tuần) cho nên không đem lại giá trị thực tế. 

  • Chống lại nấm gây bệnh

Mặc dù chưa có minh chứng rõ ràng cho việc Phosphite kiểm soát được nấm bệnh nhưng cần phải công nhận rằng nó có khả năng đối phó trực tiếp với sự phát triển của mầm bệnh trên cây trồng. Cụ thể như sau:

Thứ nhất: Phosphite kích hoạt hệ thống miễn dịch của cây Bằng cách tăng cường sản xuất Phytoalexin - đây là các hợp chất có trọng lượng phân tử thấp, có tính kháng vi sinh vật, được tạo ra bởi cây do hậu quả của sự nhiễm bệnh hoặc các căng thẳng sinh học.

Thứ hai: Phosphite giúp hạn chế nguy cơ bị kháng thuốc: Ngoài khả năng kích thích hệ miễn dịch của cây trồng, Phosphite còn sở hữu một số tiềm năng chống nấm khác ít được biết đến hơn. Nhờ đó, tỷ lệ nấm bệnh kháng lại Phosphite rất thấp vì chúng phải vượt qua nhiều rào cản. Chính vì lý do này mà Phosphite rất hiệu quả trong việc kiểm soát dịch bệnh và nhiều nhà sản xuất trên thế giới bán nó dưới dạng phân bón và thuốc diệt nấm. Trong thực tế, Phosphite thường được áp dụng trong kế hoạch luân phiên thay thế các sản phẩm diệt nấm khác nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro bị kháng thuốc. Phosphite thuộc phân loại quản lý kháng thuốc FRAC 33.

Muối Phosphite thường được điều chế bằng cách kết hợp một Axit vô cơ mạnh (dung môi có độ pH thấp) với một Bazơ vô cơ mạnh (dung môi có độ pH cao). Trên phương diện hóa học, vô cơ nghĩa là không có Cacbon trong phân tử.

Một đặc điểm thú vị khác của Phosphite đó là sau khi được cây hấp thụ, chúng sẽ di chuyển trong cả dòng mạch gỗ (xylem) và dòng mạch rây (phloem), tức là chúng được vận chuyển đến tất cả các bộ phận của cây. Hơn nữa, Phosphite dễ dàng thẩm thấu vào mô rễ, thân và lá, nhờ vậy mà Phosphite được ứng dụng linh hoạt trong các quy trình tưới đất, ngâm rễ, bôi vỏ cây, bón đất, phun đất, phun qua lá, phun thuốc bằng drone.

  • Tăng cường sự phát triển của rễ cây

Một lợi ích khác của Phosphite đó là giúp tăng cường sự phát triển của rễ. Xoay quanh đặc tính này của Phosphite, nảy sinh một số tranh luận liệu rằng đây là kết quả của tác dụng kích rễ tăng trưởng trực tiếp hay là do ức chế nấm gây bệnh thối rễ, giúp cho hệ thống rễ khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.

Như vậy, Phosphite có cả tác dụng chữa trị và phòng ngừa nấm bệnh cho cây, điều quan trọng là chúng ta nên ứng dụng nó một cách hợp lý để thu được kết quả canh tác tối ưu.

Hortiphos 600 được sử dụng phổ biến trong ngành thuốc bảo vệ thực vật, nhất là khi nấm đã xâm nhập vào mô cây. Hortiphos 600 có tính lưu dẫn, di chuyển 2 chiều trong hệ mạch, được cây hấp thụ qua rễ, thân, lá và di chuyển đến tất cả các mô, vừa xử lý nấm vừa củng cố hệ thống miễn dịch của cây.

thuoc diet nam hortiphos 600

HortiPhos 600 là thuốc diệt nấm lưu dẫn vừa kiểm soát Phytophthora vừa tăng cường hệ miễn dịch cho cây.

4. Phosphonate

Trong hóa học, bất kỳ hợp chất nào chứa liên kết Cacbon-Phốt pho đều được gọi là Phosphonate. Lợi điểm chính của Phosphonate là chuyển hóa thành Phosphate để cung cấp Lân cho cây sau quá trình bị phân hủy.

Một số sản phẩm Phosphonate được điều chế từ Nhôm và phải trải qua chuyển đổi hóa học để tạo thành Phosphite. Sự chuyển đổi này giải phóng ra khí Ethylene - một loại khí không chỉ tác động đến quá trình chín của trái cây mà còn có thể khiến cây suy yếu. Chưa hết, Nhôm gây độc cho cây trong môi trường đất chua và cạnh tranh hấp thụ với các vi chất khác dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng. Mặc dù những loại sản phẩm Phosphonate này xuất hiện trên thị trường từ lâu và đem lại hiệu quả nhất định, nhưng những sản phẩm chứa hàm lượng cao các thành phần mà cây có thể tận dụng tối đa như Kali Phosphite, Canxi Phosphite, Amoni Phosphite vẫn được ưa chuộng hơn. Do đó, thuật ngữ ''phosphonate" thường được sử dụng hoặc bị nhầm lẫn như một thuật ngữ chung cho tất cả các sản phẩm liên quan đến phosphite, đó là một sai lầm bởi vì Phosphite vô cơ (muối Phosphite) không chứa Cacbon.

Trên đây là các thông tin cơ bản để phân biệt Phosphorus, Phosphate, Phosphite, Phosphonate, Agmin hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bà con tự tin hơn khi mua và sử dụng các sản phẩm gốc Phốt pho và Axit Photphorơ trong lộ trình bón phân và diệt nấm bệnh cho cây trồng của bà con.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: