Kiến Thức Nông Nghiệp

13 Triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở chanh dây

22/12/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng có thể gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng, làm hạn chế sự phát triển của cây chanh dây, gây thiệt hại kinh tế cho bà con nông dân. Việc tìm hiểu kỹ về các dấu hiệu, triệu chứng thiếu hụt dinh dưỡng ở chanh dây sẽ giúp chúng ta chăm sóc và quản lý tốt vườn chanh dây đạt hiệu kinh tế cao và tuổi thọ cây tăng từ 3-5 năm.

cay chanh day

Cây chanh dây là loại cây thân gỗ (cây leo) có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, liên tục và xum xuê.

1. Đặc điểm của cây chanh dây

  • Cây chanh dây là loại cây thân gỗ (cây leo) có tốc độ sinh trưởng rất nhanh, liên tục và xum xuê. Ở điều kiện nhiệt độ thấp, tốc độ tăng trưởng, đậu quả của chanh dây bị giảm sút. Ở những vùng có điều kiện nhiệt độ cao, chanh dây ra hoa liên tục do ít có sự thay đổi về chu kỳ quang hợp; vì thế, chúng ta phải đảm bảo bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho chanh dây, tránh để xảy ra tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng.
  • Rễ chanh dây cần được duy trì độ ẩm quanh năm
  • Chanh dây cần được cung cấp lượng phân bón đầy đủ quanh năm
  • Cần tủ gốc và phần rễ
  • Chanh dây là loại cây có rễ chùm ăn nông, khoảng 60% bộ rễ phân bố từ khoảng 0 - 30 cm trong lớp đất mặt, 87% phân bố ở tầng đất mặt từ 0 - 60 cm.

2. Lưu ý khi bón phân cho chanh dây

  • Đối với cây con: rải phân ở khoảng cách rộng 20cm; và cách thân cây 10cm; khoảng cách này tăng dần theo độ tuổi của cây.
  • Đối với cây trưởng thành: bón phân theo diện tích: dài 2m và rộng 1m ở hai bên thân cây; và cách thân cây từ 20 đến 30cm.

>>> Xem thêm: Giải pháp dinh dưỡng cho cây chanh dây.

3. Chẩn đoán sự thiếu hụt dinh dưỡng ở chanh dây

trieu chung thieu hut dinh duong o chanh day

Lá chanh dây ngả vàng từ rìa mép vào tâm do bị thiếu hụt dinh dưỡng.

Không chỉ cây chanh dây mà tất cả các loại cây trồng thương mại đều cần được đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hợp lý. Bất kỳ sự dư thừa hoặc thiếu hụt đều gây ra tình trạng mất cân bằng dinh dưỡng, từ đó khiến cây sinh trưởng và phát triển kém, dễ bị sâu bệnh hại tấn công.

Tuy nhiên, đa số bà con nông dân trồng chanh dây đều chỉ quan tâm đến bón phân NPK, mà ít chú ý đến việc bổ sung trung vi lượng toàn diện cho cây. Sau đây là bảng mô tả các triệu chứng thiếu hụt chất dinh dưỡng ở chanh dây. Bằng việc quan sát các triệu chứng này chúng ta có thể biết được chanh dây đang thiếu hụt chất dinh dưỡng nào.

Dấu hiệu nhận biết thiếu hụt dinh dưỡng trên lá chanh dây

Thiếu dinh dưỡng

Tuổi của lá Triệu chứng và nguyên nhân
N Lá già nhất
  • Có màu xanh nhạt và kích thước lá nhỏ hơn. Vàng lá và rụng sớm.
  • Nguyên nhân: thành phần chất hữu cơ thấp, đất chua (pH thấp), bị rửa trôi, khô hạn kéo dài.
P Lá già
  • Màu xanh đậm, sau ngả vàng từ rìa mép vào tâm.
  • Nguyên nhân: thành phần P trong đất thấp, độ pH thấp (độ khả dụng thấp hơn).
K Lá già
  • Lá vàng tiến triển từ các cạnh đến trung tâm lá, hoại tử và " bị cháy" mô.
  • Nguyên nhân: thành phần K trong đất thấp, rửa trôi và bón vôi quá nhiều.
Mg Lá già
  • Đốm vàng giữa các gân lá, phiến lá nhăn nheo, xoăn xuống.
  • Nguyên nhân: đất thiếu Mg, chua và bón thừa kali.
Ca Lá non
  • Chồi ngọn chết, úa vàng và hoại tử giữa các gân lá.
  • Nguyên nhân: thành phần Ca trong đất thấp, bón thừa Kali.
S Lá non
  • Các đường gân màu vàng nhạt ở mặt dưới của lá.
  • Nguyên nhân: thành phần S trong đất thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp.
Cu Lá già
  • Lá to và rộng, có màu xanh đậm và hơi nhăn lại, gân lá dày lên ở mặt trên, cong xuống dưới.
  • Nguyên nhân: đất có thành phần Cu thấp, bón quá nhiều vôi và hàm lượng chất hữu cơ cao.
Mo Lá già
  • Có màu vàng giữa các gân lá.
  • Nguyên nhân: đất chua (pH thấp), chứa quá nhiều sunfat.
B Lá non
  • Cây bị teo, hoại tử mầm cuối. Lá nhỏ hơn và nhăn nheo với các sóng dọc theo các cạnh.
  • Nguyên nhân: đất có thành phần B thấp, hàm lượng chất hữu cơ thấp, đất bị chua quá mức, rửa trôi.
Fe Lá non
  • Có màu vàng giữa các gân lá.
  • Nguyên nhân: Bón quá nhiều vôi, hàm lượng chất hữu cơ cao, thành phần Fe trong đất thấp và độ ẩm cao.
Mn Lá non
  • Các đốm úa giữa các gân lá.
  • Nguyên nhân: Bón vôi quá nhiều, hàm lượng chất hữu cơ tăng cao, thành phần Mn trong đất thấp.
Zn Lá non
  • Lá nhỏ và cằn cỗi, nhọn, có đốm màu trắng đục, viền vàng
  • Nguyên nhân: Thành phần Zn trong đất thấp, bón quá nhiều vôi và lân.

Lưu ý: Để nhận định chính xác tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở chanh dây, chúng ta cần kết hợp đồng thời việc quan sát, phân tích đất và mô thực vật trong phòng thí nghiệm.

>>> Xem thêm: 8 vấn đề thường gặp ở chanh dây và cách khắc phục.

Danh Phan (Sưu tầm)
12/2022

Tags: chanh dây

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: