Các mầm bệnh của mùa vụ trước, chẳng hạn như nấm, vi khuẩn và vi-rút có thể còn sót lại trong đất, tàn dư thực vật, nông cụ, quần áo làm vườn,... Do đó, vệ sinh, khử trùng là một trong những biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu và ngăn ngừa sự lây lan dịch bệnh trong nhà kính. Việc vệ sinh đúng cách không chỉ giúp bà con giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm chi phí mà còn hạn chế thiệt hại về mặt năng suất. Vậy chúng ta nên thực hiện vệ sinh nhà kính như thế nào? Mời bà con cùng Agmin tìm hiểu hướng dẫn chi tiết trong nội dung sau đây.
Vệ sinh nhà kính đúng cách không chỉ giúp bà con giảm lượng thuốc trừ sâu, giảm chi phí mà còn hạn chế thiệt hại về mặt năng suất.
1. Vệ sinh nhà kính bằng kỹ thuật loại trừ mầm bệnh
Đối với nhà kính, hoạt động vệ sinh, làm sạch bao gồm 2 kỹ thuật là: loại trừ mầm bệnh và bảo vệ cây trồng. Trong đó, kỹ thuật loại trừ mầm bệnh được xem là “tuyến phòng thủ” đầu tiên để chống lại các tác nhân gây bệnh, kỹ thuật này bao gồm các công việc: Khử trùng giá thể; Khử trùng nguồn nước; Vệ sinh lối vào nhà kính; Sử dụng vật tư nông nghiệp sạch.
1.1. Khử trùng giá thể
Tái sử dụng giá thể của mùa vụ trước sẽ làm tăng đáng kể nguy cơ lây lan mầm bệnh, do vậy, bà con cần thực hiện các biện pháp khử trùng hỗn hợp, vật tư trồng trọt trước khi đem vào nhà kính.
Khử trùng bằng xông hơi và khử trùng bằng hóa chất là 2 trong số những biện pháp làm sạch giá thể phổ biến nhất hiện nay. Trong quá khứ, các hợp chất có chứa methyl bromide hoặc metam sodium (hay còn gọi là Vapam) thường được sử dụng để tiêu diệt mầm bệnh trong giá thể. Tuy nhiên, methyl bromide hiện đã bị cấm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới.
Nhiệt độ và thời gian cần thiết để khử trùng các loại mầm bệnh trong giá thể ẩm:
Loại sâu hại / mầm bệnh |
Nhiệt độ xông hơi (°C) |
Thời gian (phút) |
Nấm Pythium, Phytophthora |
46 |
40 |
Nấm Sclerotinia |
50 |
5 |
Nấm Rhizoctonia |
52 |
30 |
Nấm Botrytis |
55 |
15 |
Nấm Fusarium |
57 |
30 |
Hầu hết các loại vi khuẩn |
71 |
30 |
Côn trùng và ve |
70 |
20 |
Hầu hết các loại cỏ dại |
80 |
15 |
Tuyến trùng |
55 |
15 |
Các loại vi-rút |
100 |
30 |
1.2. Khử trùng nước tưới
Khử trùng nước tưới cũng là một phương pháp loại trừ mầm bệnh trong nhà kính hữu hiệu. Sau đây là các trường hợp mà bà con cần phải tiến hành khử trùng nước tưới:
- Tưới bằng nước từ sông, hồ, ao, đầm.
- Sử dụng hệ thống tưới nước tự động tuần hoàn, chẳng hạn như hệ thống thủy canh NFT (Kỹ thuật màng mỏng dinh dưỡng).
- Tái sử dụng nước thải.
Các phương pháp khử trùng bao gồm:
- Clo hóa
- Clo đioxit
- Sử dụng tia cực tím
- Khử trùng bằng Ozone
- Một số phương pháp khác ít phổ biến hơn: I-ốt, hợp chất oxy hóa, cloramin, bể lọc cát chậm.
1.3. Sử dụng vật tư nông nghiệp sạch khuẩn
Chọn lọc kỹ lưỡng hạt giống, cành giâm hay cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh là “chìa khóa vàng” trong việc phòng chống sâu hại, bệnh hại phát sinh trong nhà kính. Bên cạnh việc mua sắm vật tư nông nghiệp từ những nguồn cung cấp uy tín, bà con có thể gửi mẫu thử đến phòng thí nghiệm để kiểm tra xem có dấu hiệu của vi khuẩn, vi-rút hay không.
Chọn lọc kỹ lưỡng hạt giống, cành giâm hay cây con khỏe mạnh, không mang mầm bệnh là “chìa khóa vàng” trong việc phòng chống sâu hại, bệnh hại phát sinh trong nhà kính.
1.4. Vệ sinh tại lối vào nhà kính
Một phòng khử trùng đặt tại lối vào nhà kính là sáng chế giúp bà con thực hiện vệ sinh toàn thân trước khi tiếp xúc với cây trồng. Đồng thời, lối vào nên được lắp đặt hệ thống cửa 2 lớp, có lỗ thông hơi để ngăn chặn côn trùng, sâu hại xâm nhập.
Một số khâu khử trùng quan trọng trước khi bước vào nhà kính là:
- Mặc trang phục vô trùng chuyên dụng: quần áo bảo hộ, găng tay dùng 1 lần, giày ống hoặc bọc giày.
- Lắp đặt chậu ngâm chân có chất khử trùng hoặc thảm khử trùng ở lối vào nhà kính. Nông dân và khách đều phải khử trùng chân trước khi vào nhà kính. Chậu ngâm chân phải được làm sạch ít nhất 1-3 ngày / lần.
- Rửa tay sạch và khử trùng toàn thân.
Mặc trang phục bảo hộ chuyên dụng mỗi khi vào nhà kính.
2. Vệ sinh bên trong nhà kính
Một số biện pháp vệ sinh mà bà con có thể áp dụng để ngăn ngừa và giảm thiểu sâu bệnh, ô nhiễm môi trường bên trong nhà kính là:
2.1. Rửa sạch và khử trùng dụng cụ nông nghiệp
Các dụng cụ, thiết bị nông nghiệp như kéo tỉa cành, dao ghép, cuốc xẻng, thùng chứa,... cần phải được rửa sạch và khử trùng thường xuyên sau mỗi lần sử dụng. Bởi vì rất nhiều mầm bệnh có thể dễ dàng bám vào các dụng cụ này để di chuyển từ cây bệnh sang cây khỏe.
Nói tóm lại, trước khi đem bất kỳ dụng cụ, thiết bị nào vào nhà kính, bà con đều phải tiến hành vệ sinh chúng thật kỹ lưỡng.
2.2. Nhổ bỏ cỏ dại và thu gom tàn dư thực vật
Cỏ dại là một trong những vật chủ trung gian lý tưởng của nhiều loại nấm bệnh, tạo điều kiện cho dịch bệnh lây nhiễm sang những mùa vụ kế tiếp. Ngoài ra, tàn dư thực vật (như xác cây, lá khô, cành chết) cũng sẽ trở thành nơi trú ẩn của nhiều loài sâu hại, bệnh hại khác nhau. Chính vì vậy, làm sạch cỏ dại và dọn dẹp tàn dư thực vật trong nhà kính là các công việc cần thiết để loại bỏ vật chủ của nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
2.3. Vệ sinh sàn nhà và băng ghế trồng cây
Sàn nhà cần phải được lau sạch thường xuyên để không còn sót lại bụi bẩn hoặc đất cát rơi rớt. Đồng thời, bà con cũng cần che phủ những vùng đất bị lộ thiên trong nhà kính bằng tấm phủ bê tông, nhựa hoặc sỏi.
Đối với các băng ghế trồng cây, cần được lắp đặt ở một độ cao thích hợp để không bị tiếp xúc với giọt bắn của nước bẩn từ mặt sàn. Ngoài ra, bà con cũng đừng quên lau chùi, khử khuẩn các băng ghế này sau mỗi mùa vụ.
Sàn nhà cần phải được lau sạch thường xuyên để không còn sót lại bụi bẩn hoặc đất cát rơi rớt.
3. Một số chất khử trùng phổ biến và cách sử dụng
Dành cho tay |
|
Dành cho chậu rửa chân |
|
Dành cho nông cụ |
|
Biên tập bởi Agmin.vn