Tưới nước là một trong những yếu tố quan trọng nhất để duy trì sản lượng tối ưu cũng như kéo dài tuổi thọ của cây có múi. Vậy tưới nước cho cây như thế nào là hợp lý và hiệu quả? Agmin mời bà con theo dõi nội dung bài viết sau đây.
1. Một số nguyên tắc chung khi tưới nước cho cây có múi
Tưới tiêu hợp lý là khi chúng ta tưới đúng thời điểm, đúng lượng nước mà cây cần, đồng thời đất không bị ngập úng.
- Mùa hè là thời điểm cây có múi cần nước nhất, việc tưới nước giúp làm giảm nhiệt độ của đất và gia tăng độ ẩm.
- Trên thực tế, bà con cần lên kế hoạch tưới tiêu vài ngày trước khi cây bước vào giai đoạn ra hoa và sau khi đậu quả. Trong giai đoạn nuôi quả, cây cũng cần được cung cấp đủ nước để ngăn ngừa tình trạng quả teo tóp và khô cùi.
- Tùy thuộc vào từng loại đất riêng biệt, mỗi lần tưới nên cách nhau 5 đến 6 ngày vào mùa hè và 10 đến 12 ngày vào mùa đông.
- Ở các khu vực thiếu hụt nước, bà con có thể lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt để vừa tiết kiệm nước vừa làm tăng năng suất quả, đảm bảo quả to đồng đều, màu sắc đẹp và vị ngon.
2. Tầm quan trọng của việc tưới tiêu hợp lý?
Tưới tiêu hợp lý là khi chúng ta tưới đúng thời điểm, đúng lượng nước mà cây cần, đồng thời đất không bị ngập úng.
Thứ 1: Giúp cây phát triển khỏe mạnh, tăng kích thước quả: Tưới nước thường xuyên, đầy đủ với một lượng phù hợp vào đúng vùng rễ, giúp giải tỏa căng thẳng về độ ẩm, đảm bảo quả phát triển tốt, to đều và đạt vị.
Thứ 2: Hạn chế lãng phí tài nguyên đầu vào: Các tài nguyên đầu vào bao gồm: phân bón hay các sản phẩm bảo vệ thực vật theo nước tưới để đi vào đúng vùng rễ của cây nên giảm được tình trạng thừa thải gây lãng phí.
Thứ 3: Cải thiện khả năng kiểm soát dịch bệnh: Bệnh xì gôm chảy mủ, ghẻ loét và thán thư là những bệnh nguy hiểm đối với cây có múi, bà con có thể phòng trừ chúng bằng cách cung cấp đủ chất dinh dưỡng, nước tưới và phân bón cho vườn cây.
3. Tác hại của việc tưới tiêu bất hợp lý là gì?
- Thiếu nước là một trong những nguyên nhân chính khiến cây rụng hoa và quả non, giảm năng suất. Tuy nhiên, ở một mức độ căng thẳng nước nhất định, cây sẽ tự đào thải những quả yếu ớt để tập trung chất dinh dưỡng cho những quả chất lượng hơn, nhờ đó, làm tăng mức độ TSS (tổng chất rắn hòa tan), nước ép và vitamin C của quả.
- Bên cạnh đó, thiếu nước trong giai đoạn nuôi quả cũng sẽ khiến quả giảm kích thước, quả không to.
- Hơn nữa, tưới nước không đúng cách, đất không thoát nước và lá cây bị đọng nước sẽ tạo điều kiện cho nấm bệnh Phytophthora phát triển, gây thiệt hại đáng kể cho mùa vụ.
>>> Xem thêm: Nguyên nhân và biện pháp hạn chế rụng quả ở cây có múi.
4. Lượng nước tưới cần thiết ở mỗi giai đoạn sinh trưởng của cây có múi
Lượng nước tưới cần phù hợp với mỗi giai đoạn cây sinh trưởng.
- Sinh dưỡng: là giai đoạn phát triển của rễ, thân, lá và chồi non.
- Sinh sản: là giai đoạn hình thành nụ hoa, phân hóa, ra hoa và kết quả.
Theo đó, tương ứng với mỗi giai đoạn sinh trưởng, nhu cầu về nước tưới của cây như sau:
4.1. Giai đoạn ra hoa, đậu quả và phát triển chồi mới
Ở giai đoạn này, bà còn cần đảm bảo độ ẩm của đất ở mức tối đa (60-70%). Nếu thiếu nước sẽ khiến chồi mọc ngắn và lá nhỏ hơn bình thường. Trường hợp thiếu nước trầm trọng sẽ khiến cho cây trổ ít hoa, đậu quả kém, lá chậm phát triển và tỷ lệ rụng quả cao. Điều quan trọng là cần cung cấp nước tưới và duy trì độ ẩm tối đa cho đất nếu gặp thời điểm không mưa. Lượng nước tưới cần thiết: 3.000 đến 6.000 mm.
4.2. Giai đoạn nuôi quả
Đây là giai đoạn kết thúc hiện tượng rụng quả sinh lý (hay còn gọi là rụng quả tự nhiên). Lúc này, cây bắt đầu đậu quả non và ra lá trên các chồi mới phát triển.
Cuối giai đoạn nuôi quả là thời điểm cây có múi “khát” nước nhất. Nhiệt độ cao khiến cho tốc độ thoát hơi nước trong đất rất nhanh, vì vậy mà nhu cầu nước của quả cũng sẽ rất cao. Nếu thiếu nước, khả năng quang hợp của lá sẽ kém đi. Lượng nước tưới cần thiết: 6.000 đến 9.000 mm.
4.3. Giai đoạn quả chín
Mục đích canh tác trong giai đoạn này không phải là số lượng quả nhiều mà là chất lượng quả cao, thơm ngon. Do đó, bà con cần lưu ý, nếu trong giai đoạn sinh dưỡng, độ ẩm của đất ở mức cao là điều cần thiết thì trong giai đoạn sinh sản, đây lại là yếu tố bất lợi. Cho nên để đạt được chất lượng quả tối ưu, bà con nên giữ đất khô thoáng hợp lý và đồng thời, không nên tưới tiêu để giảm sinh dưỡng và tăng cường sinh sản.
4.4. Giai đoạn sau thu hoạch
Lúc này, cây cần một lượng nước nhỏ để: phục hồi sau thu hoạch, tăng cường quang hợp ở lá, ngăn ngừa căng thẳng về dinh dưỡng và độ ẩm, đồng thời thúc đẩy các chức năng sinh lý của hoa.
>>> Xem thêm: Căng thẳng ở cây trồng là gì?
Biên tập bởi Agmin.vn