Kiến Thức Nông Nghiệp

Cách nhận biết và phòng trừ một số bệnh thường gặp trên cây cà chua

10/02/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Dịch bệnh là một trong những yếu tố đe dọa lớn nhất đối với chất lượng và giá trị kinh tế của cây cà chua. Trong đó, bệnh đốm lá; bệnh héo cây con; bệnh bạc lá sớm; bệnh héo vàng; và bệnh héo muộn là 5 loại bệnh hại nguy hiểm hàng đầu mà bà con canh tác cà chua cần đặc biệt chú ý. Sau đây, Agmin xin được chia sẻ đến bà con cách nhận biết và phòng trừ một số bệnh phổ biến trên cây cà chua.

1. Nhận biết và phòng trừ bệnh đốm lá cà chua do nấm Septoria

Bệnh đốm lá trên cà chua là một bệnh hại do nấm Septoria lycopersici gây ra. Bệnh chủ yếu gây hại cho lá, sau đó lây lan nhanh chóng và làm cây yếu đi, ảnh hưởng đáng kể đến năng suất và chất lượng quả.

benh dom la ca chua

Bệnh đốm lá trên cà chua.

Triệu chứng:

- Bệnh chủ yếu xâm nhiễm những cây yếu ớt, chậm lớn.

- Lúc cây mới chớm bệnh, những lá nằm ở tầng thấp bị ảnh hưởng trước tiên, biểu hiện của bệnh là những đốm tròn nhỏ màu xám với viền màu sẫm (nên dân gian thường gọi là bệnh kim châm).

- Một thời gian sau, những đốm bệnh này bắt đầu lan dần lên lá nằm ở các tầng trên.

- Đốm bệnh tích tụ càng nhiều thì lá càng trở nên héo úa, và cuối cùng rụng đi.

- Thường thì bệnh đốm lá ảnh hưởng tới thân, hoa cà chua, còn quả thì hiếm khi bị tấn công hơn.

Hình thức lây lan:

- Sợi nấm và bào tử nấm bệnh tồn tại trong cỏ dại hoặc rác thải thực vật, sau đó chúng phát tán theo gió, nước mưa, nước tưới hoặc bám vào nông cụ, quần áo, tay của người làm vườn để di chuyển qua những cây cà chua khác.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Cây cà chua có sức sống kém, không hấp thụ đủ dinh dưỡng hoặc do vào mùa vụ trễ.

- Nhiệt độ khoảng 25°C, độ ẩm cao hoặc sương mù dai dẳng.

- Điều kiện ẩm ướt kết hợp cùng mưa rào rải rác.

Biện pháp xử lý:

- Nhổ bỏ cây bị bệnh để hạn chế lây lan bệnh.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo.

2. Nhận biết và phòng trừ bệnh héo cây con trên cây cà chua

Bệnh chết cây con (tiếng Anh là Damping off) là một bệnh hại làm hư thối các mô và rễ của cây con, khiến cho cây con chết héo sau khi nảy mầm.

benh heo cay con ca chua

Bệnh héo cây con trên cà chua.

Triệu chứng:

- Bệnh thường gây hại ở 2 giai đoạn: trước và sau khi cây nảy mầm.

- Khi bị bệnh tấn công, cây con chết trước khi kịp nhú ra khỏi mặt đất.

- Ban đầu, các mô gốc, rễ non sưng lên, nhũn nước và hoại tử. Sau đó, cây con bị thối rữa và chết rạp hoàn toàn.

- Mầm bệnh có thể tồn tại sẵn trong hạt giống, đất và phát tán thông qua gió, nước tưới và nước mưa bắn tung tóe từ đất.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Bệnh lây nhiễm và phát tán mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, đất ướt, trời nhiều mây và nhiệt độ dưới mức 24° C trong vài ngày liên tiếp.

- Mật độ gieo hạt dày đặc, mưa nhiều, thoát nước kém, đất dư thừa các chất hòa tan cũng là những yếu tố khiến cho bệnh chết cây con trở nên trầm trọng hơn.

Biện pháp xử lý:

- Trồng cây trên luống cao hoặc dùng giàn bầu để ươm cây con, kết hợp cùng giải pháp thoát nước hợp lý.

- Tránh tưới dư nước, đảm bảo đất thoát nước tốt, không bị ngập úng.

- Xử lý hạt giống trước khi gieo.

>>> Xem thêm: Cách kiểm soát bệnh héo cây con.

3. Nhận biết và phòng trừ bệnh bạc lá sớm trên cây cà chua

Bệnh bạc lá sớm hay còn gọi là bệnh cháy lá, là một trong những bệnh gây thiệt hại hàng đầu cho năng suất cà chua. Tác nhân gây ra căn bệnh này là một loại nấm mang tên Alternaria solani.

benh bac la som ca chua

Cà chua mắc bệnh bạc lá sớm.

Triệu chứng:

- Nấm bệnh có thể tấn công vào mọi giai đoạn sinh trưởng của cây, đặc biệt là khi cây già yếu, giảm khả năng đề kháng.

- Thời gian đầu khi phát bệnh, trên lá cây xuất hiện những đốm nhỏ màu đen. Sau đó, những đốm bệnh này sẽ phát triển to ra, trông giống như mắt bò với đường kính tối thiểu 0.5cm, còn phần lá xung quanh thì ngả sang màu vàng.

- Vào thời điểm này, phần lớn cây sẽ chết nếu gặp nhiệt độ và ẩm độ quá cao.

- Tương tự như lá, phần thân cây gần mặt đất cũng có thể bị nhiễm trùng và hư hại.

Hình thức lây bệnh:

- Bào tử nấm gây bệnh bạc lá có thể tồn tại sẵn trong hạt giống hoặc trú đông trong đất và xác cây bệnh, rác thải thực vật, tại đây chúng có thể sống ít nhất 1 năm hoặc lâu hơn.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Nhiệt độ ấm, trời nhiều mây và không khí ẩm ướt.

Biện pháp xử lý:

- Nhổ bỏ, tiêu hủy những bộ phận hoặc những cây đã bị xâm nhiễm.

- Luân canh cây trồng để làm giảm khả năng xuất hiện của nấm bệnh.

4. Nhận biết và phòng trừ bệnh héo muộn trên cây cà chua

Bệnh héo muộn (tiếng Anh là Late Blight) được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: bệnh úa muộn, bệnh tàn rụi hoặc bệnh mốc sương. Khi gặp điều kiện ẩm ướt kéo dài cùng với nhiệt độ ôn hòa, bệnh lây lan nhanh chóng và gây thiệt hại kinh tế đáng kể. Phytophthora infestans là tên loại nấm gây ra căn bệnh này.

benh heo muon ca chua

Quả cà chua bị ảnh hưởng bởi bệnh héo muộn.

Triệu chứng:

- Ban đầu, trên lá xuất hiện các đốm bệnh khá to, hình dạng không đồng đều, màu xanh đen và úng nước.

- Càng về sau, các đốm bệnh này càng to ra và hóa nâu. Khi gặp điều kiện ẩm ướt, chúng tạo thành các vết mốc trắng nằm gần vùng bệnh ở mặt dưới của lá hoặc cuống, khiến cho bệnh lây lan nhanh chóng.

- Quả cũng bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này. Các đốm bệnh thường xuất hiện ở phần nửa trên của quả, dưới dạng màu xanh lục hoặc nâu sẫm nổi bật. Tương tự như ở lá, khi gặp điều kiện ẩm ướt, bệnh phát triển thành lớp mốc trắng bám vào cuống quả.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Ẩm ướt cùng với khí hậu ôn hòa kéo dài.

Biện pháp xử lý:

- Trồng giống kháng đối với cả hạt giống và cây giống.

- Áp dụng kỹ thuật luân canh đúng cách để hạn chế sự xuất hiện của bệnh. Tuyệt đối không trồng cà chua cùng lúc với khoai tây hoặc các loại cây có thể bị nấm Phytophthora infestans tấn công.

5. Nhận biết và phòng trừ bệnh héo vàng trên cây cà chua

Nấm Fusarium là “thủ phạm” gây ra bệnh héo vàng trên cà chua và một số loài cây khác như chuối, dưa hấu, cải bắp,...

benh heo vang ca chua

Triệu chứng bệnh héo vàng trên cà chua.

Triệu chứng:

- Các dấu hiệu ban đầu của căn bệnh này là lá đổi màu, cuống lá rủ xuống, lá non héo rụng dần và toàn bộ cây có thể chết hoàn toàn chỉ sau vài ngày nhiễm bệnh.

- Ở cây con, những lá tầng dưới bị tấn công đầu tiên, gân lá đổi màu, cuống lá rủ. Càng về sau, số lượng lá bị héo vàng càng tăng lên. Lúc này, nếu chẻ dọc thân cây, bà con sẽ thấy hệ thống mạch dẫn (xylem) đã hóa nâu đỏ.

- Kết quả cuối cùng là cây còi cọc, kiệt quệ đến chết.

- Nguồn lây lan nấm bệnh là mặt đất và nông cụ.

Điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển:

- Nhiệt độ và ẩm độ trong đất đều cao.

Biện pháp xử lý:

- Cây non mắc bệnh cần được theo dõi thường xuyên trong vườn ươm.

- Kịp thời loại bỏ những cây đã nhiễm trùng.

>>> Xem thêm: Bệnh héo vàng do nấm Fusarium là gì?

6. Agmin giúp phòng ngừa bệnh hại cà chua như thế nào?

“Phòng bệnh luôn luôn tốt hơn chữa bệnh” và một trong những cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh đó chính là đáp ứng dinh dưỡng đầy đủ cho mọi giai đoạn sinh trưởng của cây cà chua. Có như vậy, cà chua mới phát triển khỏe mạnh, tạo ra năng suất tối ưu, phẩm chất quả to đều, bóng đẹp, thời gian bảo quản được lâu hơn.

Theo đó, Agmin gợi ý bà con áp dụng quy trình bón phân cho cây cà chua như sau:

Thứ nhất: Bổ sung dinh dưỡng cho cà chua

1. Đối với cà chua trồng trong nhà kính / nhà màng:

- Xử lý hạt giống: bằng Silfos Complex

- Trước khi cây ra hoa: phun Silicate Complex; CanxiBo

- Giai đoạn nuôi quả - thu hoạch: phun Silicate Complex; CanxiBo

2. Đối với cà chua trồng ngoài trời:

- Xử lý hạt giống: bằng Silfos Complex

- Trước khi cây ra hoa: phun Vigor-Lig Plus; Silicate Complex; Boron Complex; CanxiBo

- Giai đoạn nuôi quả - thu hoạch: phun Silicate Complex; CanxiBo

Thứ hai: Ngừa bệnh cho cà chua

- Phun thuốc trị nấm HortiPhos 600 cho lá, cành và thân cây.

Ngoài ra, để có thể nắm rõ liều lượng pha phân và tần suất phun, Agmin mời bà con tham khảo thêm thông tin chi tiết tại: GIẢI PHÁP DINH DƯỠNG DÀNH CHO CÀ CHUA

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: