Kinh Nghiệm

Giải pháp mới trong canh tác lúa trên đất phèn, mặn

07/12/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Canh tác lúa trên đất nhiễm phèn, mặn luôn là một thách thức rất lớn đối với người nông dân. Bởi vì trong điều kiện đất khắc nghiệt như thế, cây lúa không thể hấp thụ được tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của nó. Không chỉ vậy mà cây lúa còn chịu các căng thẳng về sinh học (như bệnh, nấm và côn trùng tấn công) và phi sinh học (như nhiệt độ khắc nghiệt, độ pH, khô hạn, độ mặn, độc tố kim loại nặng…) trong suốt quá trình từ sinh trưởng cho đến lúc thu hoạch.

giai phap canh tac lua tren dat phen dat man

Để nâng cao năng suất lúa, đảm bảo đa dạng sinh học và cải thiện đời sống, cần áp dụng các biện phải cải tạo và sử dụng đất phèn, đất mặn hợp lý.

Ở Việt Nam hiện nay, đồng bằng sông Cửu Long là khu vực trồng lúa nhiều nhất cả nước và cũng là khu vực có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn nhất. Nguyên nhân làm tăng diện tích đất bị nhiễm phèn, mặn ở đồng bằng sông Cửu Long là do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và lượng nước đầu nguồn đổ về ngày càng giảm rõ rệt. Do đó để khắc phục tình trạng này, đồng thời nâng cao năng suất, đảm bảo đa dạng sinh học và cải thiện đời sống, người nông dân cần áp dụng các biện phải cải tạo và sử dụng đất phèn, đất mặn hợp lý cho từng loại cây trồng dựa theo ảnh hưởng của thời gian, thủy triều trong mùa mưa và mùa khô.

Tăng cường dinh dưỡng cho đất, xây dựng hệ thống thủy lợi, giống kháng, kỹ thuật canh tác,... là những biện pháp khắc phục độ phèn, mặn mà xưa nay người nông dân vẫn áp dụng trong việc giải quyết vấn đề canh tác lúa tại đồng bằng sông Cửu Long cũng như các vùng trồng lúa khác ở Việt Nam. Tuy nhiên, những biện pháp này lại không đem lại được hiệu quả như mong muốn khi tình trạng canh tác càng ngày càng khó khăn trên ruộng đất phèn, mặn.

Tóm lại, chúng ta cần một giải pháp giải quyết thiết thực hơn cho vấn đề này. Ngoài việc cải tạo đất bằng cách dẫn nước ngọt vào ruộng hoặc dùng nước mưa để rửa đất trước khi gieo trồng, chúng ta cũng cần thay đổi tư duy, áp dụng phương thức canh tác và công nghệ mới vào việc canh tác lúa trên những loại đất khắc nghiệt này.

Để khắc phục tình trạng canh tác lúa không thuận lợi trên đất phèn, đất mặn, các nhà khoa học đã sáng chế ra các loại phân bón lá phun trực tiếp lên lá mà không phải thông qua môi trường đất. Công nghệ này đã và đang phát triển rất mạnh tại những quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến trên thế giới; vì điều này không chỉ giúp tăng năng suất, cải thiện chất lượng nông sản, giảm chí phí sản xuất mà còn là đầu vào quan trọng cho nền nông nghiệp hữu cơ. Đây là hướng đi cho sản xuất nông nghiệp bền vững (tăng năng suất, thân thiện môi trường và an toàn thực phẩm). Ngoài cây lúa, loại phân bón lá này cũng có thể phun cho các loại cây trồng khác như cây ăn quả và đặc biệt cho cây trồng vùng nhiệt đới.

Trong nội dung dưới đây, chúng ta sẽ tập trung bàn luận 3 vấn đề liên quan đến:

  • Ảnh hưởng của đất nhiễm phèn đối với cây lúa
  • Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn đối với cây lúa
  • Giải pháp: Ứng dụng phân bón lá AGB Silfos Complex cho cây lúa

1. Ảnh hưởng của đất nhiễm phèn (Acid Sulfate Soil) đối với cây lúa

Đất phèn (H2SO4 - Sulfuric acid): là loại đất có nguồn gốc tự nhiên, trầm tích hoặc chất nền hữu cơ được hình thành trong điều kiện ngập úng. Loại đất này chứa các khoáng chất sunfua sắt hoặc các sản phẩm oxy hóa. Ở trạng thái không bị xáo trộn bên dưới mực nước ngầm, đất phèn rất lành tính.

Phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới, đất phèn bão hòa với nước, hầu như không chứa oxy và chứa các tinh thể cực nhỏ của khoáng chất sunfua sắt (thường gọi là pyrit). Sulfuric Axit cũng tấn công các khoáng chất trong đất, giải phóng các kim loại như nhôm, sắt, khiến cây trồng ngộ độc và phát triển kém.

Khi đào hoặc cho rút nước, các khoáng chất sunfua sắt bị khử có thể bị oxy hóa và đất có thể bị chua (pH <4) do sự hình thành axit sunfuric. Một khi bị chua hóa, đất phèn gây ra tác động xấu đáng kể cho môi trường. Do độ pH của đất thấp nên khi bị rửa trôi, độ chua sẽ di chuyển vào tầng nước ngầm hoặc mặt nước. Khi được trồng trên đất có độ pH quá thấp, cây hầu như không thể hấp thụ được các chất dinh dưỡng đa trung lượng (như N, P, K, S, Ca và Mg). Độ pH tốt nhất cho cây lúa ở khoảng 5.5 đến 7.0. Tham khảo bảng biên độ pH của đất đối với cây trồng sau đây:

bien do pH cua dat

Bảng biên độ pH của đất đối với cây trồng

Như vậy, khi độ pH trong đất < 5.0 sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mặt khác, quá trình axit hóa đất và nước còn tác động lên các lĩnh vực khác như là:

  • Môi trường axit và nhôm gây chết tôm cá và các loài động vật thủy sinh khác.
  • Giải phóng các kim loại hòa tan và kim loại như nhôm và asen ảnh hưởng đến chất lượng nước và nguồn cung cấp nước.
  • Cây chết (mất sản lượng nông nghiệp, thiệt hại hệ sinh thái).
  • Gây thiệt hại cho cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, nhà cửa,...).

Tóm lại, những hạn chế quan trọng nhất đối với sự phát triển của cây lúa trên đất phèn là:

  •  Độ chua, bao gồm các tác động tổng hợp của pH, ngộ độc Al và thiếu P;
  •  Căng thẳng do Fe, là do tác động tổng hợp của độc tính Fe và thiếu hụt các cation hóa trị hai khác như Ca. Ngoài ra độ pH thấp còn làm ảnh hưởng sự phát triển và hoạt động của vi sinh học trong đất.

2. Ảnh hưởng của đất nhiễm mặn (Saline Soil) đối với cây lúa

Tại sao đất nhiễm mặn lại là vấn đề đối với cây lúa?

Độ mặn trở thành một vấn đề đối với cây trồng khi lượng muối tích tụ đủ trong vùng rễ và gây ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của cây. Khi muối dư thừa trong vùng rễ sẽ cản trở rễ hút nước từ vùng đất xung quanh. Chính điều này làm giảm lượng nước có sẵn trong cây, ngay cả khi trong vùng rễ đang thực sự chứa nước. Vì thế, cho dù lúa được trồng dưới nước thì cây vẫn thiếu nước.

Muối xuất hiện tự nhiên trong đất và nước. Các ion tạo muối trong đất bao gồm: Na+, K+, Ca2+, Mg2+ và Cl−. Độ mặn của đất là do hàm lượng muối trong đất; quá trình tăng hàm lượng muối được gọi là quá trình mặn hóa. Nguyên nhân của quá trình mặn hóa có thể là do các tác động tự nhiên như phong hóa khoáng chất hoặc do sự rút dần của đại dương và do con người.

Quá trình mặn hóa hạn chế sự phát triển của thực vật bởi lẽ các muối hòa tan trong đất giữ nước chặt hơn mức mà cây có thể hút được. Kết quả là, nhiều cây sẽ có biểu hiện của bệnh khô héo mặc dù trong đất thường có độ ẩm tương đối.

Tóm lại, độ mặn ảnh hưởng tiêu cực đến cây trồng như sau:

  • Ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hô hấp và quang hợp của cây lúa.
  • Làm giảm sự cố định đạm (N2) sinh học và quá trình khoáng hóa nitơ trong đất.
  • Gây ra ảnh hưởng xấu đến hầu hết các khía cạnh chu kỳ của cây lúa bao gồm: nảy mầm, sinh trưởng, phát triển và chất lượng gạo.
  • Gây ra độc tính ion, căng thẳng thẩm thấu, thiếu các chất dinh dưỡng (N, Ca, K, P, Fe, Zn) và tạo nên căng thẳng oxy hóa đối với cây trồng, do đó ngăn cản cây hút nước từ đất.

3. Giải pháp: Ứng dụng phân bón lá AGB Silfos Complex cho cây lúa

Phân bón lá AGB Silfos Complex là một giải pháp hữu hiệu cho cây lúa trồng trên đất phèn, mặn tại Đồng bằng sông Cửu Long nước ta. Tên gọi tắt của sản phẩm này là Silfos.

Cơ chế hoạt động của phân bón lá Silfos là cung cấp dinh dưỡng, khoáng chất và chất bảo vệ thực vật trực tiếp qua lá, hoàn toàn không cần qua môi trường đất. Cây lúa sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng trực tiếp trong điều kiện tốt nhất có thể để sinh trưởng và phát triển từ giai đoạn lúa non cho đến khi thu hoạch.

phan bon agmin silfos

Phân bón lá AGB Silfos Complex cung cấp dinh dưỡng đa trung vi lượng, bổ sung Silic hòa tan

Phân bón lá Silfos có 2 chức năng chính là:

Thứ 1: Cung cấp dinh dưỡng với thành phần đa, trung và vi lượng; đồng thời cung cấp thành phần Silicon dưới dạng Chelate hữu cơ (khác EDTA, EGTA...: tổng hợp) cho cây trồng qua lá;

Thứ 2: Phòng ngừa sâu bệnh và đóng vai trò như một sản phẩm bảo vệ thực vật vì trong Silfos có thành phần Phosphate (PO₄³⁻). Phân Silfos phù hợp cho cây lúa trồng trên đất phù sa, phèn, mặn và hơn thế nữa!

Các lợi ích của Silicon:

✓ Tăng khả năng chống chịu sâu bệnh

✓ Tăng quang hợp

✓ Giảm độc tính kim loại nặng

✓ Cân bằng chất dinh dưỡng tốt hơn

✓ Tăng khả năng chịu hạn và sương giá

Silicon ngăn chặn hoặc giảm mức độ nghiêm trọng một số bệnh tiêu biểu:

✓ Bệnh đạo ôn (Magnaporthe grisea) trên lúa

✓ Bệnh nấm Fusarium trên cây chuối

✓ Bệnh phấn trắng trên lúa mạch

✓ Bệnh thối rễ (Pythium) ở dưa chuột

✓ Bệnh thối nấm hồng trên dưa

✓ Bệnh đốm lá xám ở cỏ lúa mạch đen

✓ Bệnh thán thư và đốm lá ở đậu

✓ Bệnh phấn trắng ở cây nho

Đối với cây lúa, phân bón lá Silfos được phun trực tiếp lên lá và từ đó, các dưỡng chất được hấp thụ thông qua các khí khổng và biểu bì để di chuyển cực kỳ nhanh (chỉ trong 3-4 giờ) đến khắp các bộ phận của cây, kể cả bộ rễ.

Bên cạnh đó, Silfos giúp cây lúa kháng chịu các căng thẳng sinh học lẫn phi sinh học như:

  • Căng thẳng sinh học: bệnh đạo ôn (nhánh, lá & cổ bông), khô vằn, bạc lá, vàng lùn xoắn lá, lem lép hạt, thán thư và các bệnh do nấm và vi khuẩn gây ra; giảm côn trùng tấn công;
  • Căng thẳng phi sinh học: nhiệt độ, pH, khô hạn, độ mặn, kim loại nặng, đổ ngã do mưa gió hoặc nặng bông,...

>>> Xem thêm: Căng thẳng thực vật và những điều cần lưu ý

Đặc biệt, khi sử dụng phân bón lá Silfos trên cây lúa, chúng ta không cần dùng thêm thuốc bảo vệ thực vật điều trị các bệnh do nấm hoặc vi khuẩn gây ra. Bởi vì, trong Silfos có chứa thành phần Silicon giúp thành tế bào cứng cáp hơn, nên sâu, rầy khó tấn công vào thân, lá và tuyến trùng khó tấn công vào bộ rễ của cây lúa.

Ngoài ra, phân bón lá Silfos còn giúp chúng ta giảm đến 50% lượng phân đạm trong các giai đoạn bón phân. Theo kết quả thử nghiệm thực tế với loại phân tương tự, phân bón lá Silfos giúp tăng năng suất từ 15%-25% và giảm chi phí vật tư khoảng 40-50%, trong đó chủ yếu là vật tư nông nghiệp như phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Không chỉ vậy, chúng ta còn có thể pha trộn Silfos với các loại phân bón lá khác để phun.

Phân bón lá Silfos được sản xuất và đăng ký sử dụng tự do tại Australia (Úc), với công nghệ mới và được phép dùng cho đầu vào nông nghiệp hữu cơ. Tỷ lệ pha: 1 Lít /500-600 Lít nước và 4-6 Lít /ha. Có thể phun bằng máy bay (Drone) hoặc máy phun tay nông nghiệp.

Danh Phan 
Melbourne Australia
Tháng 12/2020

Tags: canh tác lúa

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: