Kiến Thức Nông Nghiệp

Công thức tính NPK và ví dụ minh họa

21/05/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Phân đơn (hay còn gọi là phân NPK) là loại phân hỗn hợp được sử dụng rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy nhiên, các loại phân đơn lại có ưu điểm hơn là có thể linh hoạt điều chỉnh hàm lượng dinh dưỡng theo ý muốn và tình trạng đất. Trong bài viết sau đây, Agmin sẽ hướng dẫn bà con cách tính hàm lượng và phối trộn phân đơn.

1. Các yếu tố cần quan tâm khi tính NPK

Công thức tính NPK

Công thức tính NPK

Cách tính lượng phân bón NPK được căn cứ vào 3 yếu tố sau:

1. Tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết

2. Loại hoặc thành phần phân bón

3. Diện tích đất canh tác

Tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết: tỉ lệ dinh dưỡng được khuyến nghị tùy theo khả năng hấp thụ của cây trồng, phân tích đất, hàm lượng khoáng chất trong nước tưới và một vài thông số khác. Đối với đất, tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết được tính bằng đơn vị kg/ha.

Thành phần phân bón: đề cập đến hàm lượng dinh dưỡng có trong phân bón đó và được biểu thị bằng phần trăm trọng lượng trên bao bì sản phẩm.

Ngoài ra, tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết và thành phần phân bón đều có thể được thể hiện ở cả 2 dạng là oxit hoặc nguyên tố. Riêng tổng Nitơ, Lưu huỳnh và các chất dinh dưỡng vi lượng thì được thể hiện ở dạng nguyên tố.

Chất dinh dưỡng

Dạng oxit

Dạng nguyên tố

Phốt pho

P2O5

P

Kali

K2O

K

Canxi

CaO

Ca

Magiê

MgO

Mg

2. Cách đọc thành phần trên nhãn phân bón

Cách đọc thành phần trên nhãn phân bón

Cách đọc thành phần trên nhãn phân bón.

Trên bao bì của mỗi loại phân bón đều có ghi tỉ lệ phần trăm của 3 chất dinh dưỡng đa lượng Nitơ, Phốt pho và Kali (hay còn gọi là Đạm, Lân và Kali). Số đầu tiên là tổng hàm lượng Nitơ, số thứ hai là hàm lượng Phốt pho và số thứ ba là hàm lượng Kali. 

Ở hầu hết các quốc gia, hàm lượng Phốt pho và Kali được thể hiện ở dạng oxit, chứ không phải dạng nguyên tố. Do đó, trên bao bì phân bón đề cập đến N-P2O5-K2O, không phải N-P-K.

Ví dụ 1: Nhãn của một loại phân bón có các thông số “13-10-27” thì nghĩa là phân bón này chứa 13% Nitơ, 10% Phốt pho dưới dạng P2O5 và 27% Kali dưới dạng K2O.

Ví dụ 2: Nhãn phân bón ghi “46-0-0” thì tức là thành phần chỉ chứa 46% Nitơ. Tuy nhiên, nếu chỉ quan tâm đến hàm lượng của 3 chất đa lượng này là chưa đủ, bởi vì thành phần phân bón còn có thể chứa thêm các chất vi lượng hoặc chất phụ gia khác. Do đó, chúng ta cần xem xét bảng thành phần chi tiết thật kỹ lưỡng trước khi lựa chọn sản phẩm.

Ví dụ 3: Đối với thông số “21-0-0” được ghi trên nhãn của phân bón Amoni Sunfat, nếu chỉ nhìn vào hàm lượng, có thể chúng ta nghĩ rằng phân bón này chỉ chứa 21% Nitơ. Tuy nhiên, dựa theo đặc trưng của Amoni Sunfat thì trong thành phần còn chứa 24% Lưu huỳnh. (Amoni sulfat hay còn gọi là đạm 1 lá có công thức hóa học là (NH4)2SO4, là một loại muối vô cơ được sử dụng phổ biến để làm phân bón đất. Nó chứa 21% Nitơ và 24%  Lưu huỳnh).

Lưu ý:

Tỉ lệ phần trăm Nitơ trong phân bón luôn đề cập đến tổng lượng Nitơ và không biểu thị cho một dạng Nitơ cụ thể. Phân bón thường chứa Nitơ dưới dạng Amoni (NH4), Nitrat (NO3), urê (CO(NH2)2) hoặc tất cả. Thành phần dinh dưỡng chi tiết cần nêu rõ các dạng Nitơ có trong phân bón.

3. Công thức tính NPK và ví dụ minh họa

3.1. Đối với phân bón dạng rắn

Lượng phân bón = tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết x 100 / % dinh dưỡng trong phân bón

Ví dụ 1:

Một người nông dân muốn bón 20kg Nitơ cho cánh đồng rộng 3ha bằng phân bón Urê 46-0-0. Vậy người đó sẽ cần bao nhiêu kg Urê?

Lượng phân bón = 20 x 100/46 = 43,4kg

Ví dụ 2:

Một người nông dân đã bón 80kg Mono Amoni Photphat (MAP 12-61-0) cho cánh đồng rộng 5ha. Vậy người đó đã bón những chất dinh dưỡng nào? Với tỉ lệ bao nhiêu trên 1ha?

Số đầu tiên của loại phân bón là tỉ lệ phần trăm Nitơ (12%).

Số thứ hai biểu thị cho tỉ lệ phần trăm của Phốt pho là P2O5 (61%).

Theo đó, tỉ lệ sử dụng Nitơ được tính như sau:

80 = N x 100/12

Suy ra: N = 80 x 12/100 = 9,6 kg trên 5 ha hoặc 9,6/5 = 1,92 kg/ha

Tỉ lệ sử dụng Phốt pho:

80 = P2O5 x 100/61

Suy ra: P2O5 = 48,8 kg trên 5 ha hay 9,76 kg/ha

3.2. Đối với phân bón dạng lỏng

Chúng ta phải tính đến khối lượng của phân bón vì hàm lượng dinh dưỡng trong phân bón được tính theo phần trăm khối lượng.

Ví dụ: Urê Amoni Nitrat (UAN) là một loại phân bón lỏng 30-0-0 chứa 30% Nitơ tính theo trọng lượng. Trọng lượng của UAN là 1,08 kg/lít. Do đó, nếu người trồng muốn sử dụng 6,8 kg Nitơ thì nên bón bao nhiêu lít UAN 30-0-0?

Đầu tiên, chúng ta có thể sử dụng lại công thức:

Lượng phân bón = Tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết x 100 / % Dinh dưỡng trong phân bón

Lượng phân bón = 6,8 x 100 / 30 = 22,67 kg

Vì 1 lít UAN nặng 1,08 kg cho nên: 

22,67 / 1,08 = 21 lít.

Như vậy: muốn sử dụng 6,8 kg Nitơ thì cần 21 lít UAN.

Do đó, công thức tính lượng phân bón lỏng trở thành:

Lượng phân bón = (Tỉ lệ dinh dưỡng cần thiết x 100) / (% dinh dưỡng trong phân bón x W)

Trong đó: W là trọng lượng phân bón.

>>> Xem thêm: Cách tính dung dịch dinh dưỡng cho tưới bón và thủy canh.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: