Kiến Thức Nông Nghiệp

Cách tính dung dịch dinh dưỡng cho tưới bón và thủy canh

21/05/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Dung dịch dinh dưỡng là một hỗn hợp bao gồm nước tưới và các chất dinh dưỡng. Đối với hình thức canh tác không cần đất, điển hình là thủy canh, dung dịch dinh dưỡng chính là nguồn cung cấp dưỡng chất duy nhất cho cây trồng. Vậy công thức pha chế dung dịch dinh dưỡng như thế nào là hợp lý? Hãy cùng Agmin theo dõi hướng dẫn chi tiết dưới đây!

Bước 1 – Kiểm tra nguồn nước

Trong nguồn nước, có thể xuất hiện các chất dinh dưỡng thiết yếu vì vậy chúng ta cần phải tiến hành kiểm tra xem trong nước đã có những chất nào với hàm lượng bao nhiêu. Từ kết quả thu được, chúng ta sẽ biết nên bổ sung cho nước loại phân bón nào.

Nguồn nước Kiểm tra
Nước ngầm EC, pH, K, Ca, Mg, SO4, B, HCO3, Na, Cl, Fe
Nước bề mặt EC, pH, Ca, Mg, HCO3, Na, Cl
Nước đã lọc bỏ muối EC, pH, Ca, Mg, SO4, B, HCO3, Na, Cl

Lưu ý: Phòng thí nghiệm có thể cung cấp kết quả kiểm tra nước ở các đơn vị khác nhau, chẳng hạn như ppm, mg/l, meq/l, mmol/l. Để đơn giản hóa việc tính toán, chúng ta nên quy đổi tất cả các giá trị thành đơn vị ppm. Xem bảng quy đổi đơn vị dưới đây.

Nguyên tố mmol/L meq/L ppm

N-NO3

1

1

14

N-NH4

1

1

14

P-H2PO4

1

1

31

K

1

1

39

Ca

1

2

40

Mg

1

2

24

Na

1

1

23

Cl

1

1

35.5

S-SO4

1

2

32

Fe

1

3

56

Mn

1

2

55

Zn

1

2

65

Cu

1

2

64

B-B4O7

1

2

11

Bước 2 – Xác định nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng

Ở bước này, chúng ta sẽ xác định tỉ lệ chất dinh dưỡng mà cây trồng cần hấp thụ. Chúng ta có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia nông học hoặc tự tính toán hàm lượng dinh dưỡng cần thiết của cây.

Lưu ý: Nên quy đổi các giá trị về đơn vị ppm (1ppm = 1 mg/l).

Cách tính dung dịch dinh dưỡng

Cách tính dung dịch dinh dưỡng cho tưới bón và thủy canh.

Bước 3 – Tính tỉ lệ dinh dưỡng cần bổ sung bằng phân bón

Để làm được điều này, chúng ta thực hiện phép tính sau (áp dụng cho từng chất dinh dưỡng):

Tỉ lệ dinh dưỡng cần bổ sung bằng phân bón = Nhu cầu dinh dưỡng của cây - Kết quả kiểm tra nguồn nước.

Ví dụ: Nếu nhu cầu Magie của cây là 60 ppm và nguồn nước chứa 40 ppm, thì tỉ lệ Magie cần được bổ sung bằng phân bón là: 60-40=20 ppm. Điều này có nghĩa là chúng ta phải cho 20 miligam Magie vào mỗi lít dung dịch dinh dưỡng.

Lưu ý: Nếu giá trị âm thì có nghĩa là tỉ lệ chất dinh dưỡng trong nguồn nước lớn hơn nhu cầu của cây trồng và do đó, chúng ta không nên sử dụng phân bón để bổ sung thêm chất dinh dưỡng đó.

Bước 4 – Lập danh sách các loại phân bón cần dùng

Loại phân bón được lựa chọn phải đáp ứng đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo tính toán ở bước 3.

Bước 5 – Tính lượng phân bón cần dùng

Ví dụ: Tính tỉ lệ phân bón canxi nitrat cần dùng để đóng góp canxi vào dung dịch dinh dưỡng.

Đối với phân bón dạng rắn:

FR = 100 x NA / %N

Trong đó:

  • FR là tỉ lệ phân bón cần dùng, tính bằng ppm (hoặc mg/l).
  • NA là nồng độ dinh dưỡng được bổ sung bằng phân bón, tính bằng ppm (1 ppm = mg/l = 1 g/m3).
  • N là nồng độ chất dinh dưỡng trong phân bón.

Đối với phân bón dạng lỏng:

FR = NA / (% N x D x 10)

Trong đó:

  • FR là tỉ lệ phân bón cần dùng, tính bằng ml/L hoặc L/m3.
  • D là khối lượng riêng của phân bón, tính bằng kg/L.
  • Phần trăm chất dinh dưỡng trong phân bón thường được thể hiện dưới dạng phần trăm trọng lượng trên trọng lượng và do đó, cần phải chia cho khối lượng riêng của phân bón.

Ví dụ: Tính tỉ lệ Magie Sulfat (phân bón dạng rắn) cần dùng để có thể bón được 20 ppm Magie (Mg).

Bởi vì: Magie Sulfat chứa 9,1% Mg (Magiê) và 14% S (lưu huỳnh).

Cho nên:

NA = 20 mg/l (do 20 ppm = 20 mg/l)

N = 9,1

Áp dụng công thức sẽ được:

FR = 100 x 20 / 9,1 = 220 mg/l

Do đó, thêm 220 mg/l Magie Sulfat vào dung dịch dinh dưỡng sẽ tạo ra 20 ppm Magie.

Sử dụng cùng một công thức, chúng ta có thể tính được tỉ lệ Lưu huỳnh được đóng góp vào dung dịch dinh dưỡng:

220 = 100 x NA / 14

Suy ra: NA = 220 x 14 / 100 = 30,8 ppm = 30,8 mg/L lưu huỳnh

Bước 6 – Lặp lại phép tính để cân bằng tất cả các chất dinh dưỡng

Đến đây, chúng ta sẽ tiến hành tìm ra các loại phân bón phù hợp nhất để cân bằng tất cả dưỡng chất cần thiết.

Bởi vì đối với một số chất dinh dưỡng, chúng ta phải sử dụng nhiều loại phân bón khác nhau, do đó, nên lập 1 bảng Excel (như bảng mẫu dưới đây) bao gồm các loại phân bón sẽ được sử dụng và tỉ lệ chất dinh dưỡng mà mỗi loại phân bón đóng góp.

>>> Xem thêm: Tiêu chí tạo nên dung dịch dinh dưỡng cân bằng.

Một số lưu ý quan trọng

1. Nồng độ chất dinh dưỡng trong phân bón có thể được thể hiện dưới dạng oxit (thay vì dạng nguyên tố). Do đó, trước khi áp dụng công thức tính, chúng ta phải quy đổi các giá trị về cùng 1 dạng. Xem thêm bảng quy đổi hàm lượng các chất dinh dưỡng.

Ví dụ: MKP 0-52-34 chứa 52% P2O5 và 34%K2O. Để tính được tỉ lệ phân bón cần thiết với nồng độ K và P nhất định, trước tiên chúng ta nên quy đổi % P2O5 và% K2O của P và K như sau: 52% P2O5 = 22,7% P ; 34% K2O = 28,2% K.

2. Nitơ có thể được sử dụng ở cả 2 dạng, đó là: Nitrat (NO3–) và Amoni (NH4+). Tỉ lệ giữa 2 dạng này có vai trò rất quan trọng trong dung dịch dinh dưỡng. Do đó, chúng ta nên chia nhỏ phép tính Nitơ ở mỗi dạng.

Ví dụ: MAP (Mono Amoni Photphat) chứa 12% N-NH4, trong khi Kali Nitrat chứa 13% N-NO3. Điều này có nghĩa là Nitơ trong MAP ở dạng Amoni, còn trong Kali Nitrat thì ở dạng Nitrat. Một số loại phân bón có thể chứa cả 2 dạng Nitơ.

3. Thông thường, độ pH của dung dịch dinh dưỡng cần phải được giảm xuống. Cách đơn giản để thực hiện điều này là thêm axit vào dung dịch. Ba loại axit thông dụng nhất là: Axit Nitric, Axit Photphoric  Axit Sunfuric. Axit mang tên nào thì sẽ đóng góp cho dung dịch chất dinh dưỡng đó, cụ thể là: Axit Nitric đóng góp Nitơ, Axit Photphoric đóng góp Phốt pho và Axit Sunfuric đóng góp Lưu huỳnh. Những chất dinh dưỡng này phải được đề cập đến trong quá trình thực hiện các phép tính.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: