Kiến Thức Nông Nghiệp

Cách tăng độ pH cho đất chính xác và hiệu quả

01/06/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Độ pH đất là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng và phát triển của cả cây trồng lẫn vi sinh vật có trong đất. Khi đất bị chua sẽ làm giảm năng suất và chất lượng nông sản của nhiều loại cây trồng. Sau đây, bà con hãy cùng Agmin tìm hiểu cách tăng độ pH của đất để cải thiện đất chua.

1. Tác hại của đất chua

cach tang do ph cua dat

Khi đất bị chua sẽ làm giảm năng suất và chất lượng nông sản.

Độ chua của đất là nguyên nhân chính khiến cây trồng sụt giảm sản lượng.

  • Khi độ chua (tính axit) của đất tăng cao, các vi chất dinh dưỡng như Nhôm, Sắt và Mangan trở nên độc hại với cây trồng.
  • Hơn nữa, độ pH thấp còn cản trở hoạt động của các vi sinh vật có lợi trong đất.

2. Nguyên nhân làm đất bị chua

Có nhiều nguyên nhân làm cho đất bị chua, tức là đất bị axit hóa. Một số nguyên nhân do yếu tố tự nhiên, một số khác là hệ quả của hoạt động thâm canh nông nghiệp.

Sau đây là các nguyên nhân phổ biến làm tăng độ chua của đất:

  • Loại đá hình thành nên đất – Những loại đất được hình thành trên đá mẹ mang tính axit cao, chẳng hạn như đá granite, có độ chua cao hơn đất được hình thành trên đá vôi.
  • Lượng mưa – Lượng mưa quá mức rửa trôi các cation cơ bản (Canxi, Magiê, Kali) ra khỏi đất. Những cation này được thay thế bằng Hydro, làm cho tính axit của đất tăng lên.
  • Mưa axit: Loại mưa có tính axit cao hơn mưa bình thường, góp phần đẩy nhanh quá trình axit hóa của đất. Axit sunfuric và Nitric trong mưa axit được hình thành từ khí thải Sulfur dioxide và Nitrogen dioxide của ngành công nghiệp, xe cộ và nhà máy phát điện.
  • Quá trình phân hủy chất hữu cơ – Chất hữu cơ bị phân hủy tạo ra khí CO2 phản ứng với nước và tạo thành Axit cacbonic.
  • Bón phân Đạm amoni liên tục – Phân đạm amoni cần thiết cho nhiều loại cây trồng, tuy nhiên, quá trình Nitrat hóa của nitơ amoni giải phóng ra các ion Hydro, làm tăng độ chua của đất. Ngoài ra, bón thừa phân Lưu huỳnh liên tục trong nhiều năm cũng sẽ làm cho đất bị chua và ảnh hưởng không tốt đến quá trình sinh trưởng của cây.
  • Chất dinh dưỡng cơ bản mất đi sau thu hoạch – Cây trồng hấp thụ các cation cơ bản từ đất và bài tiết các proton để duy trì tính trung hòa điện. Sau mỗi đợt thu hoạch, các cation bazơ giảm đi, khiến cho khả năng trung hòa axit của đất bị giảm, đất trở nên chua hơn.

3. Cách tăng độ pH của đất - Cải tạo đất chua

tang do ph dat bang voi

Tăng độ pH đất bằng cách bón vôi.

3.1. Tăng độ pH của đất bằng vôi CaCO3

Bón vôi CaCO3 (canxi cacbonat) được xem là phương pháp tăng độ pH của đất phổ biến nhất. Ngoài ra, bà con có thể bón một số loại vôi nông nghiệp khác như: vôi tôi (Ca(OH)2), vôi nung (CaO) hay dolomite lime (‎CaMg(CO3)2),… Tùy vào độ chua của đất để quyết định nên bón loại vôi nào.

Phản ứng của vôi trong đất xảy ra như sau:

phan ung cua voi trong dat

Khi bón vôi (CaCO3) vào đất chua, Canxi sẽ thế chỗ các ion Hydro trong phức hợp trao đổi, trong khi Cacbonat (CO3) phản ứng với các ion Hydro trong dung dịch đất để tạo thành Cacbon dioxit (CO2) và nước (H2O).

Lưu ý: Phạm vi pH tối ưu của hầu hết cây trồng là từ 5,5 đến 7,5; tuy nhiên, nhiều loại cây vẫn thích nghi và phát triển mạnh ở độ pH nằm ngoài phạm vi này. Do đó, bà con cần căn cứ vào giống cây và xác định độ pH thực tế của đất để quyết định có nên bón vôi hay không.

Ví dụ về phạm vi pH tối ưu của một số loài cây:

Loại cây Phạm vi pH tối ưu
Cỏ linh lăng 6,6-7,0
Việt quất 4,5-5,0
Ngô (bắp) 5,8-6,2
Khoai lang 5,0-5,5
Lạc (đậu phộng) 5,0-7,5
Măng tây 5,5-7,5
Củ dền 5,5-7,5
Cà chua 6,0-6,5
Đậu nành 6,6-7,0
Củ cải đường 6,5-7,0

Các tính lượng vôi cần bón:

Lượng vôi cần bón tùy thuộc vào khả năng đệm của đất (tức là khả năng đất chống lại sự thay đổi pH). Để đo khả năng đệm của đất, phòng thí nghiệm cho ra một thông số, gọi là “độ pH đệm”. Dung dịch đệm có độ pH 7,5 được thêm vào chiết xuất đất, sau đó, độ pH của hỗn hợp được ghi nhận trong báo cáo thử nghiệm đất.

Độ pH đệm cao cho thấy khả năng đệm của đất thấp (việc bổ sung dung dịch đệm làm tăng độ pH đáng kể) và ngược lại.

Độ pH đệm càng cao thì tỷ lệ bón vôi càng cao.

Sau đây là công thức được dùng để tính lượng vôi cần bón:

Lượng vôi cần bón (lbs/acre) = 2000 X [ EA X [(pH mục tiêu - pH đất)/(6,6 - pH đất)]

Trong đó:

  • EA là độ axit trao đổi.
  • 1 lbs = 0.453592 kg
  • 1 acre = 0.404686 ha

Nếu không được đưa ra trong báo cáo thử nghiệm đất, bà con có thể ước tính độ axit trao đổi dựa trên độ pH đệm như sau:

pH mục tiêu Độ axit trao đổi
>=7 62,6 - (2,33 x pH đất) - (7,13 x pH đệm)
>=6,5 51,8 - (2,77 x pH đất) - (5,38 x pH đệm)
Lên tới 6 39,3 - (3,69 x pH đất) - (2,83 x pH đệm)

Ví dụ:

Với độ pH của đất: 4,5; pH mục tiêu: 6,5; Độ pH đệm: 7,1

Suy ra: Độ axit trao đổi = 51,8 – (2,77 x 4,5) – (5,38 x 7,1) = 1,137

Như vậy: Lượng vôi cần bón = 2000 X [ EA X [(pH mục tiêu - pH đất)/(6,6 - pH đất)] = 2000 x [1,137 x (6,5-4,5)/(6,6-4,5) = 2165 (lbs/acre).

3.2. Tăng độ pH của đất bằng Kali cacbonat

Ưu điểm của Kali cacbonat (K2CO3) và Kali bicacbonat (KHCO3) là hòa tan nhanh trong nước. Vì vậy, bà con có thể hòa tan 2 hợp chất này vào hệ thống tưới nhỏ giọt. Phương pháp này phù hợp nhất khi cần tăng độ pH trong vùng rễ và không thể bón vôi ở giai đoạn hậu cần.

Lưu ý: Kali cacbonat và Kali bicacbonat chứa hàm lượng Kali cao, cho nên bà con phải tính thêm Kali vào kế hoạch bón phân. Nên tránh phân bón amoni, vì amoni chuyển thành amoniac có thể bay hơi.

Có một số cách để nâng độ pH của đất và hầu hết các cách để tăng độ pH đều thân thiện với môi trường. Tùy vào tình hình đất trồng và những nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương mà bà con hãy lựa chọn phương pháp tối ưu nhất. Agmin chúc bà con áp dụng thành công!

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: