Kinh Nghiệm

Sâu vẽ bùa, đặc điểm nhận biết và cách phòng trừ hiệu quả

21/12/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Những đường trắng ngoằn ngoèo trên lá, biểu bì lá sưng phồng lên, chính là dấu hiệu của sâu vẽ bùa. Các lá, nhất là lá non bị sâu vẽ bùa tấn công thường co rúm và biến dạng, giảm diện tích quang hợp và làm giảm khả năng sinh trưởng của các chồi non. Trong bài viết sau đây, Agmin sẽ chia sẻ đến bà con cách nhận biết, kiểm soát và phòng trừ sâu vẽ bùa.

1. Sâu vẽ bùa là sâu gì?

au trung sau ve bua

Ấu trùng sâu vẽ bùa đục khoét lá và ăn phần mô mềm của lá.

Thật ra, sâu vẽ bùa là tên gọi của một bộ côn trùng, trong đó bao gồm các loài côn trùng ăn lá, đục lá khác nhau. Về cơ bản, ấu trùng của những loài côn trùng này đều có hình dạng giống nhau, chỉ khi chúng trưởng thành thì mới phát sinh điểm khác biệt.

Sâu vẽ bùa thường tấn công các chồi và lá non. Ấu trùng của sâu đục phần biểu bì của lá, ăn sạch các tế bào chứa diệp lục và phần mô mềm trong lá, chúng ăn đến đâu biểu bì của lá sưng phồng đến đó, tạo thành những đường màu trắng ngoằn ngoèo như “vẽ bùa”. Sở dĩ màu sắc của lá thay đổi khi bị sâu vẽ bùa phá hoại là do chất diệp lục đã bị chúng ăn sạch.

Về cơ bản, tác hại sâu vẽ bùa gây ra cho cây trồng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng, tuy nhiên, đối với các loại rau ăn lá thì chúng ta nhất định phải có biện pháp phòng trừ vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nông sản và giá trị thương mại.

Tất cả các loại cây trồng, bao gồm cây ăn quả, cây bụi, rau ăn lá (như rau diếp, cải xoăn, dưa chuột, cà chua, khoai tây, đậu, cà tím, ớt, cần tây, hành, dưa và bí) đều là các đối tượng bị sâu vẽ bùa tấn công.

>>> Xem thêm: Mẹo diệt bọ trĩ hiệu quả và nhanh chóng.

2. Vòng đời của sâu vẽ bùa

Hình dạng trưởng thành của sâu đục lá rất đa dạng, có thể trở thành bướm đêm hoặc ong cắt lá. Tuy nhiên, vòng đời của chúng đều diễn ra tương tự như nhau, chúng sinh sản mạnh nhất trong điều kiện thời tiết ấm áp.

Khi còn là nhộng, chúng trú đông dưới đất để chờ đến giai đoạn trưởng thành và bắt đầu sinh sản vào mùa xuân. Lúc này, lá cây là nơi thích hợp nhất để chúng đẻ trứng.

Trứng thường bám trên bề mặt của lá. Sau khi nở, ấu trùng đục khoét và ăn phần bên trong của lá. Sau 2-3 tuần, ấu trùng rơi xuống đất để trở thành nhộng.

3. Đặc điểm gây hại cây trồng của sâu vẽ bùa

dac diem gay hai cua sau ve bua

Vết tích gây hại của sâu vẽ bùa trên cải bó xôi.

Để nhận biết sự có mặt của sâu vẽ bùa, chúng ta căn cứ vào các dấu vết ăn lá của ấu trùng như sau:

  • Trên lá xuất hiện những chấm nhỏ màu vàng nhạt. Đôi khi có trứng bám vào mặt dưới của lá.
  • Những đường uốn lượn, ngoằn ngoèo màu trắng ở mặt trên của lá.
  • Lá bị phá hoại, co rúm, quăn queo và biến dạng, không thể phát triển bình thường.

4. Cách kiểm soát và phòng ngừa sâu vẽ bùa hiệu quả và tiết kiệm

cach kiem soat sau ve bua

Kiến vàng Oecophylla smaragdina là kẻ thù của sâu vẽ bùa ngoài tự nhiên.

Nếu phát hiện sớm và kiểm soát kịp thời, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế các tác hại do sâu vẽ bùa gây ra. Một số biện pháp phòng ngừa sâu vẽ bùa là:

  • Chăm sóc cây non: Thường xuyên chăm sóc lá non, chồi non vào mùa xuân vì đây chính là ăn thức của sâu vẽ bùa. Kịp thời loại bỏ những cây đã bị sâu hủy hoại. 
  • Luân canh: Thực hiện luân canh mỗi năm để làm giảm áp lực sâu bệnh và cỏ dại, cũng như giảm xác suất phát triển các loại sâu bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng nếu chúng ta nhận thấy sâu vẽ bùa gây hại cho cây trồng vào năm trước đó.
  • Hạn chế độc canh: Thay vì độc canh, trồng duy nhất một loại cây trên cùng một diện tích canh tác, chúng ta có thể phối hợp trồng nhiều loại cây khác nhau, mục đích là để giảm sự lây lan, xáo trộn môi trường sống của sâu bệnh.
  • Làm sạch cỏ: Nhổ sạch cỏ dại, nhất là vào mùa thu, để làm cạn kiệt nguồn thức ăn của sâu vẽ bùa. Loại bỏ cỏ dại có thể giúp làm giảm thế hệ sâu đục lá tiếp theo vào mùa xuân.
  • Ngừng sử dụng thuốc trừ sâu phổ rộng: Để bảo vệ nguồn thiên địch tự nhiên của sâu vẽ bùa, nhân nuôi thiên địch như nuôi kiến vàng Oecophylla smaragdina là biện pháp có hiệu quả kiểm soát sâu vẽ bùa.
  • Loại bỏ lá sâu bằng tay: Kiểm tra và loại bỏ những chiếc lá bị ấu trùng ăn bám. Những chiếc lá này cần được tiêu hủy để ấu trùng không còn cơ hội sống sót.
  • Sử dụng lưới chắn côn trùng: Dùng lưới chắn côn trùng cho cây rau giúp ngăn chặn đáng kể các loại sâu bướm, châu chấu, côn trùng vào đẻ trứng, làm hại đến rau. Ngoài ra, lưới còn chắn gió và cát, lưu thông không khí với bên ngoài tạo điều kiện thuận lợi để cây phát triển, giúp chúng ta tiết kiệm khoản chi phí đầu tư cho hệ thống làm mát hay thông gió.

Biên tập bởi Agmin.vn

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: