Kiến Thức Nông Nghiệp

Bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

12/12/2022 Agmin.vn 0 Nhận xét

Bệnh thối cổ rễ và bệnh thối rễ là những bệnh nguy hiểm, xuất hiện ở tất cả các vùng nhiệt đới ẩm trồng cây ăn quả có múi. Bệnh này lây lan rất nhanh, lây từ nhánh rễ này sang nhánh rễ khác của cùng một cây và lây từ cây bệnh sang cây khỏe mạnh. Tác nhân chính gây ra vết thối ở cổ rễ và rễ của cây có múi là 02 loài Phytophthora: Phytophthora nicotianae và Phytophthora citrophthora. Từ các vết thối này sẽ tạo điều kiện cho nấm xâm nhập nhanh hơn gây ra bệnh vàng lá. Sau đây, mời bà con cùng Agmin tìm hiểu rõ hơn về bệnh thối cổ rễ.

1. Bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi là gì?

Bệnh thối cổ rễ và thối rễ (hay còn gọi là bệnh lở rễ) là tình trạng bộ rễ bị thối từ rễ nhỏ lan dần vào trong rễ lớn. Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái. Rễ bị thối mất khả năng hấp thụ nước và dinh dưỡng nuôi cây nên khiến cành chết khô. Khi cây bị bệnh nặng, cả bộ rễ đều bị thối đen và chết, cuối cùng chết toàn cây.

benh thoi co re

Rễ bị thối có màu nâu, vỏ rễ tuột ra khỏi phần gỗ, bên trong có sọc nâu lan dần vào rễ cái.

  • Tên thường gọi: Bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi. Bệnh thối cổ rễ và thối rễ do nấm Phytophthora nicotianae; và bệnh thối rễ nâu ở cây có múi do nấm Phytophthora citrophthora.
  • Tên khoa học: Cả 02 loài nấm thường được tìm thấy ở cổ rễ và rễ thối của cây có múi là: Phytophthora nicotianae và Phytophthora citrophthora.
  • Khu vực xuất hiện bệnh: Trên toàn thế giới. Phytophthora nicotianae được tìm thấy trên cây ăn quả có múi ở Úc, Quần đảo Cook, Liên bang Micronesia, Fiji, New Caledonia, Niue, Papua New Guinea, Wallis Futuna và các nước Đông Nam Á; được tìm thấy trên các loại cây trồng khác ở Samoa, Tonga.
  • Cây ký chủ: Bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi (do Phytophthora nicotianae) xuất hiện trên cây bele (cây ăn lá như bụt giấm), cam quýt, đu đủ, chanh leo, dứa, thuốc lá, cà chua và nhiều cây ký chủ khác. Bệnh thối nâu (do Phytophthora citrophthora) xuất hiện phổ biến nhất trên cây ăn quả có múi.

2. Triệu chứng của bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi

Bệnh thối cổ rễ và thối cổ rễ ở cây có múi do Phytophthora nicotianae gây ra (Ảnh 1). Bệnh làm cây có múi chậm phát triển và chết (Ảnh 2).

trieu chung benh thoi co re

Ảnh 1

trieu chung benh thoi co re

Ảnh 2

Phytophthora là một chi Oomycetes (một dòng vi sinh vật nhân thực hơi giống nấm, chúng là những sinh vật thể sợi, kích thước hiển vi, có tính hút thu mà vừa có thể sinh sản hữu tính và vô tính) gây hại cho cây, các loài trong chi này có thể gây hại kinh tế lớn đối với các vụ mùa trên toàn thế giới cũng như gây tổn môi trường hệ sinh thái tự nhiên.

Hai loài Phytophthora nicotianae và Phytophthora citrophthora gây ra các bệnh tương tự nhau và không thể phân biệt chúng bằng các triệu chứng trên vật chủ. Nói chung, Phytophthora citrophthora gây thối rễ và thối cổ rễ ở những vùng đất trồng có nhiều bóng mát. Ngoài ra, 02 loài Phytophthora này còn có sự khác biệt về hình thái và xét nghiệm DNA.

Dấu hiệu đầu tiên của bệnh thối cổ rễ và thối rễ là xuất hiện các đốm mụn ở mối ghép giữa cành ghép và gốc ghép hoặc ở mặt đất. Các đốm mụn này trông ẩm ướt như bị ngấm nước và sẫm màu, thường trũng xuống và tiết ra dung dịch nhờn. Vỏ cây chết, khô và rụng đi, xuất hiện những vết thối màu nâu với những vết nứt bên dưới. Vết thốt thường chảy mủ. Trong trường hợp vết thối bao quanh thân cây, cây sẽ chết.

Nếu đất có độ ẩm cao thì bệnh thối rễ sẽ khiến cho rễ tơ (rễ mảnh) bị phá hủy chỉ trong vài ngày; lúc đó, các mô bên ngoài trở nên mềm và dễ dàng bị tước bỏ chỉ để lại phần bên trong màu trắng có sức đề kháng cao hơn, được gọi là "trụ nấm". Nếu đất ẩm ướt hơn trong vài ngày tiếp theo thì các rễ lớn hơn cũng sẽ bị ảnh hưởng.

Khi bệnh thối rễ và cổ rễ tiến triển, lá chuyển sang màu vàng, khô và rụng, cành khô héo. Ban đầu, các triệu chứng biểu hiện rõ ràng hơn ở một phía của cây, tương ứng với bên có phần rễ bị tổn thương nhiều nhất.

Trái cây cũng có thể bị nhiễm bệnh do bào tử phát tán ra từ đất, chúng trở thành vết thối nâu, cứng, có mùi nặng của quá trình lên men. Trái đã rụng cũng bị nhiễm bệnh, khi đó, trên trái cây sẽ xuất hiện nấm mốc như bông trắng, đặc biệt khi được bảo quản ở nơi có độ ẩm cao.

Sự lây nhiễm bệnh thối cổ rễ và thối rễ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • (i) phần vỏ cây còn tiếp xúc với phần mặt đất bị ướt;
  • (ii) nhiệt độ đất và không khí ở 26-32oC;
  • (iii) vỏ cây có vết thương;
  • (iv) tính nhạy cảm của giống.

Nấm mốc nước tồn tại dưới dạng bào tử tiềm sinh (nghỉ ngơi) có vách dày được gọi là "bào tử chlamydospores". Khi gặp điều kiện thích hợp (nhiệt độ 32-36oC và các chất hóa học kích thích ra rễ), các bào tử chlamydospores sẽ nảy mầm và tạo ra các bào tử được gọi là "sporangia". Tuy nhiên, một bào tử khác được tạo ra bên trong túi bào tử được gọi là "bào tử động vật" và những bào tử này có khả năng bơi một khoảng cách ngắn trước khi nảy mầm và lây nhiễm.

Bào tử động vật bị thu hút bởi các chất kích thích ra rễ. Sự lây lan của nấm mốc nước trên cây có múi xảy ra khi các bào tử, bào tử động vật hoặc bào tử chlamydospore vươn tới thân và vỏ cây tiếp xúc với phần đất ẩm nước trong ít nhất 5 giờ đồng hồ. Chúng cũng bị hạt mưa bắn tung tóe từ đất lên quả. Sự lây lan trong những khoảng cách xa hơn là do sự chuyển động của nước trên bề mặt hoặc bên trong đất; chúng cũng tồn tại trên máy móc hoặc giày dép và các cây ươm bị nhiễm bệnh. Bệnh thối cổ rễ và thối rễ diễn biến nặng hơn ở những vùng đất ẩm ướt, không thoát nước nhanh chóng sau mưa hoặc dễ bị ngập lụt.

Ảnh hưởng của bệnh thối rễ và thối cổ rễ ở cây có múi:

- Là những bệnh nguy hiểm và xuất hiện ở tất cả các khu vực trồng cây ăn quả vùng nhiệt đới ẩm.

- Tác động của bệnh phụ thuộc vào loại đất, lượng mưa, tần suất lũ lụt và các gốc ghép được sử dụng.

Phát hiện và kiểm tra bệnh thối rễ và thối cổ rễ ở cây có múi bằng cách:

- Tìm kiếm các dấu hiệu tổn thương hoặc khô héo trên phần thân cây gần mặt đất. Tìm vỏ cây khô hoặc chết héo và vết loét (thường là vết loét hở lõm) tiết ra nhựa sáp cục màu đục trong. Để nhận diện chính xác, cần phải nuôi cấy oomycete; điều này có thể thu được từ rìa vết bệnh trên thân cây hoặc từ vết bệnh trên quả.

3. Cách kiểm soát bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi

3.1. Quản lý tổng thể

Tập quán canh tác đóng vai trò rất quan trọng đối với việc quản lý bệnh thối rễ và thối cổ rễ ở cây có múi. Cụ thể là:

Trước khi trồng: Tránh để đất úng nước. Thoát nước cho đất bằng cách đào rãnh để dẫn nước ra xa cây càng nhanh càng tốt.

  • Cây ăn quả cần thoát nước tốt!
  • Búp chồi phải cao hơn gốc ghép (từ 30-45 cm) để tránh nước mưa bắn bào tử vào các bộ phận nhạy cảm của thân hoặc thân cây.
  • Đảm bảo rằng các cây trong vườn ươm không có các loài Phytophthora trước khi trồng trên thực địa.

Trong quá trình cây sinh trưởng:

  • Giữ cho cỏ dại tránh xa gốc cây.
  • Tỉa các cành thấp, giữ cho cành cao hơn mặt đất ít nhất 1 mét.
  • Thường xuyên kiểm tra cây, nhất là trong 2 năm đầu sau khi trồng và sau khi bị ngập úng. Tìm kiếm nhựa gôm trên thân cây. Nếu phát hiện có nhiễm trùng, hãy cắt bỏ phần vỏ bị ảnh hưởng và bôi hỗn hợp trị nấm, ví dụ: metalaxyl, axit photpho hoặc thuốc diệt nấm gốc đồng.
  • Loại bỏ đất (do kiến mang đến) bị mắc kẹt trên cây non.
  • Tránh để cho gốc cây có vết thương.
  • Loại bỏ và tiêu hủy những cây chết do bị nhiễm trùng.

3.2. Chọn giống kháng bệnh

Việc lựa chọn giống gốc ghép là rất cần thiết trong hoạt động quản lý bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi. Tuy nhiên, việc sử dụng loại thuốc trị bệnh thối cổ rễ và thối rễ sẽ phụ thuộc vào các bệnh khác (đặc biệt là các bệnh do virus và giun tròn gây ra); và khả năng cây bị ngập úng, ngay cả khi trình trạng này chỉ thỉnh thoảng xảy ra.

Các gốc ghép có khả năng kháng bệnh bao gồm: cam ba lá, cam chua, quýt và cam quýt. Swingle citrumelo - một giống lai giữa bưởi và cam ba lá có khả năng chống lại bệnh thối rễ nặng do nấm Tristeza, bệnh thối rễ do Phytophthora và có khả năng chịu úng tốt.

Lưu ý: chanh thô và cam ngọt dễ bị bệnh thối rễ do nấm Phytophthora. Vì vậy, chúng ta cần tham khảo ý kiến của các chuyên gia nông nghiệp về việc lựa chọn giống kháng bệnh. Ở Fiji, thứ tự khả năng chống thối cổ rễ là: cam ba lá, cam chua, quýt, cam ngọt, bưởi, chanh bụi, chanh tây và chanh Lisbon.

3.3. Kiểm soát bệnh bằng hóa học

Kiểm soát bệnh thối cổ rễ và thối rễ ở cây có múi bằng chất hóa học bao gồm các hoạt động như sau:

  • Phun axit lân bón lá sau thời điểm ra hoa và xả lá chính (Luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên nhãn sản phẩm để biết đúng phương pháp bón, thời điểm và cách ngăn ngừa cháy lá).
  • Bôi thuốc diệt nấm gốc đồng (Cu) để bảo vệ quả khỏi bào tử trong nước bắn lên từ đất.
  • Bôi thuốc trừ nấm gốc đồng (Cu) vào gốc thân cây để ngăn ngừa bệnh thối cổ rễ.

Danh Phan (Sưu tầm)
12/2022

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: