Kinh Nghiệm

Bệnh chết cây con là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách kiểm soát?

26/01/2023 Agmin.vn 0 Nhận xét

Bệnh chết cây con hay bệnh chết rạp cây con (tiếng Anh: Damping off) là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng cây con bị hư thối các mô thân và rễ dẫn đến chết héo sau khi nảy mầm. Bệnh xuất hiện phổ biến trên nhiều loại cây khác nhau như cà chua, ớt, đậu, vải,... Sau đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tác nhân, triệu chứng và biện pháp phòng ngừa căn bệnh này.

Cây con chết rạp do mắc bệnh Damping off.

1. Tác nhân gây ra bệnh chết cây con (Damping off)

Các loài nấm Pythium, Rhizoctonia solani, Phytophthora, Fusarium, Aphanomyces,... là các tác nhân gây ra bệnh chết cây con, chúng tạo ra hiện tượng tắc ẩm và khiến cây con chết dần. Giai đoạn hạt giống và cây con 2 lá mầm, đặc biệt những cây yếu ớt rất dễ bị nấm bệnh tấn công, nhất là trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Trong đó, nấm Pythium spp.Rhizoctonia solani tồn tại phổ biến trong đất ở vùng nhiệt đới và ôn đới. Cây giống của hầu hết các loại cây ăn quả, rau xanh, cây cảnh được trồng theo luống, vườn ươm trong hay đồng ruộng đều có khả năng bị nhiễm nấm.

Bệnh xuất hiện phổ biến vào mùa mưa, khi nhiệt độ tương đối thấp, phạm vi ký chủ rộng, Bệnh này làm cây chết nhanh từ lúc 2 lá mầm đến lúc nhổ ra ngoài, chết cả cây.

2. Triệu chứng của bệnh chết cây con

Đầu tiên, trên phần thân sát mắt đất của cây xuất hiện những vết bệnh nhỏ màu đỏ. Sau đó, những vết bệnh này sẽ lan rộng ra, nổi dọc theo chiều dài thân và chu vi thân, làm cho thân cây teo tóp lại, ngã vàng và bị gãy trong khi lá vẫn còn xanh. Đối với cây trồng ngoài đồng thì thân cây có hiện tượng nám đen và teo tóp lại.

Có 2 trường hợp nhiễm bệnh:

  • Nhiễm nấm trước khi hạt giống nảy mầm: hạt giống hoặc mầm cây con bị thối trước khi cây nảy mầm.
  • Nhiễm nấm sau khi nảy mầm: Sau khi thực vật trồi lên khỏi đất. Rễ cái hoặc rễ cây con bị thối mềm, khiến cây con chết. Nhiễm nấm R. solani dẫn đến vết bệnh do ngập nước, trũng ở mặt đất, khiến cây ngã đổ. Những cây sống sót bị còi cọc và phát triển kém.

Những loài cây con có thân cứng hơn (ví dụ: bắp cải) không bị ngã đổ, tuy nhiên cành mảnh, đổi màu và có thể bị cong hoặc xoắn lại mà không bị gãy, tạo ra bệnh “thân dây”. Cuối cùng, thân cây thắt lại và cây chết.

Thân cây con teo tóp và bị gãy trong khi lá vẫn còn xanh.

3. Bệnh chết cây con lây lan như thế nào?

3.1. Điều kiện lây lan của nấm Pythium

- Nấm Pythium phân bố rộng rãi trong đất và nước. Chúng sống hoại sinh hoặc ký sinh ở rễ xơ của thực vật. Các loại nấm khác nhau thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau.

- Mầm bệnh phát tán mạnh trong điều kiện ẩm ướt. Do đó, hạt giống hoặc cây con mọc trong đất ẩm rất dễ bị chúng tấn công, hay nói cách khác là khi nhiệt độ bất lợi cho vật chủ hoặc cây.

3.2. Điều kiện lây lan của nấm Rhizoctonia solani

- Nấm Rhizoctonia solani chủ yếu tồn tại trong môi trường đất dưới dạng hạch nấm hoặc sợi nấm.

- Mầm bệnh bám vào xác hoặc tàn dư của thực vật và chờ đợi bùng phát ở mùa vụ kế tiếp.

- Chúng phát tán mạnh trong điều kiện đất ẩm vừa phải hơn là đất ngập úng.

- Những cây phát triển kém, yếu ớt dễ bị nhiễm trùng hơn là những cây phát triển nhanh, khỏe mạnh.

Lưu ý: Cả Pythium và R. solani đều lây lan do mưa, tưới tiêu, nước bắn tung tóe, nông cụ dính bào tử nấm, đất hoặc hỗn hợp bầu và cây bị nhiễm bệnh.

Mầm bệnh có thể trú ẩn trong xác cây đã chết.

4. Cách phòng ngừa và điều trị bệnh chết con bằng các sản phẩm Agmin

4.1. Phòng ngừa bệnh chết cây con

4.1.1. Xử lý hạt giống & cây con trong vườn ươm:

- Xử lý hạt giống: dùng AGB Silfos Complex; tỷ lệ pha: 10ml /1 lít nước sạch cho 500 gram hạt giống. Trộn đều và ngâm hạt trong vòng 4 tiếng trước khi gieo.

- Trước khi gieo hạt 2 ngày: phun AGB Silfos Complex vào khay ươm để khử bệnh; tỷ lệ pha: 1/500 lít nước sạch.

- Khi cây con ra được 2-3 lá: phun AGB Vigor-Lig Plus lên khay ươm và cây con; tỷ lệ pha 1/400 lít nước sạch.

- Khi cây con ra được 3-5 (lá 10 ngày tuổi): pha dung dịch nước muối biển (giã nhuyễn); tỷ lệ pha: 30 gram muối /15 lít nước sạch. Phun vào gốc cây con (tránh phun lên lá).

4.1.2. Ngừa bệnh cho cây con trồng ngoài vườn:

- Sau khi trồng được 7-10 ngày: phun AGB Silfos Complex; tỷ lệ pha: 1/500 lít nước sạch. Phun xung quanh gốc, thân, cành và 2 mặt lá.

- Sau khi cây trồng lên đất được 20 ngày: phun AGB Organic Silicate Complex.

- Trước cây khi ra hoa 4 tuần: phun AGB Boron Complex; tỷ lệ pha: 1/500 lít nước sạch. Phun xung quanh gốc, thân, cành, trái và 2 mặt lá.

- Trước cây khi ra hoa 2 tuần: phun AGB Borogluconate Complex; tỷ lệ pha: 1/500 lít nước sạch. Phun xung quanh gốc, thân, cành và 2 mặt lá.

- Trước khi hái quả 2 tuần: phun AGB Borogluconate Complex; tỷ lệ pha: 1/500 lít nước sạch. Phun xung quanh gốc, thân, cành và 2 mặt lá. Tránh phun lên hoa.

- Sau khi thu hoạch lần đầu (tháng thứ 5) phun lại AGB Vigor-Lig Plus; tỷ lệ pha: 1/400 lít nước sạch.

4.2. Điều trị bệnh chết cây con

Khi cây được ngừa bệnh theo quy trình hướng dẫn trên, chúng sẽ phát triển khỏe mạnh, không nhiễm bệnh và cho năng suất cao. Tuy nhiên, trong trường hợp cây bị bệnh, chúng ta cần phải xử lý ngay bằng AGB Hortiphos 600 theo hướng dẫn:

- Bệnh mới xuất hiện, bệnh nhẹ: tỷ lệ pha: 1/600 lít nước sạch. Phun xung quanh gốc, thân, cành và 2 mặt lá. Tránh phun lên hoa.

- Bệnh nặng, ảnh hưởng sức khỏe cây: tỷ lệ pha: 1/350 lít nước sạch. Phun xung quanh gốc, thân, cành. Tránh phun lên hoa.

Danh Phan (Sưu tầm và tổng hợp)

Tháng 01/2023

Bình luận

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:

popup

Số lượng:

Tổng tiền: